Trang

Thứ Bảy, 9 tháng 7, 2011

ĐẾN BAO GIỜ, TÀI SẢN CỦA GIÁO HỘI CÔNG GIÁO VÀ GIÁO DÂN MỚI ĐƯỢC BÌNH YÊN


         CÔNG LÝ - SỰ THẬT - TÌNH YÊU

  




Biểu ngữ: Giáo dân Hạt Cầu Rầm

NHÀ THỜ CẦU RẦM BỊ CSVN CHỌN LÀM NƠI XÂY ĐÀI TƯỞNG NIỆM.


THE CAU RAM CHURCH WHERE HAVE BEEN CHOSEN TO BUILD                             THE MONUMENT BY COMMUNIST GOVERNMENT OF VIETNAM.



         TẠI SAO CHÍNH QUYỀN CỘNG SẢN VIỆT NAM LẠI KIÊN QUYẾT CHỌN NHÀ THỜ CẦU RẦM ĐỂ LÀM ĐÀI TƯỞNG NIỆM TRÁI VỚI MỤC ĐÍCH THỜ PHƯỢNG CỦA NGƯỜI GIÁO DÂN MÀ KHÔNG PHẢI LÀ NƠI KHÁC? TRÊN THỰC TẾ, CHÍNH QUYỀN CỘNG SẢN VIỆTNAM LUÔN TRONG TƯ THẾ SẴN SÀNG THẲNG TAY ĐÀN ÁP SỰ TÍN NGƯỠNG CỦA NGƯỜI GIÁO DÂN VÀ SAU ĐÓ QUAY LẠI TUYÊN BỐ VỚI DƯ LUẬN TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC RẰNG CHÍNH GIÁO DÂN LÀ NHỮNG NGƯỜI GÂY RỐI, CHỐNG LẠI CHỦ TRƯƠNG CHÍNH SÁCH CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC, VI PHẠM PHÁP LUẬT NÊN CẦN PHẢI BỊ TRỪNG TRỊ




             WHY THE COMMUNIST GOVERNMENT OF VIETNAM MAKES FIRMLY DECISION TO CHOSE  THE GROUND OF CAU RAM CHURCH FOR BUILDING THE MONUMENT THAT AGAINST TO THE WORSHIP OF PEOPLE WHILE THEY HAVE MANY OTHER CHOICES? . IN FACT, THEY ALWAYS HAVE BEEN WAITING THE GOOD CHANCE TO OPPRESS STRONGLY TO THE  WORSHIP OF CATHOLIC PEOPLE, AND THEN MAKE ANNOUCEMENT TO EVERYBODY INSIDE OR OUTSIDE COUNTRY THAT  THE CATHOLIC PEOPLE ARE RIGHT THE PERTUBATIVE ELEMENTS WHO HAVE AGAINSTED TO THE GOVERNMENT AND HAVE BEEN SUITABLELY PUNISHED BY  LAW.


            




 ĐẠI CHỦNG VIỆN THÁNH GIUSE ( THE GIUSE GREAT MONASTERY )

  

    TÒA NHÀ THUỘC ĐẠI CHỦNG VIỆN THÁNH GIUSE

    THE BUILDING OF THE GIUSE GREAT MONASTERY.  




       When does the communist government of Vietnam really stop for appropriation to the property of people illegally? and also when have the property of Catholic Churchs of Vietnam been really stopped for threatenning from the communist government? and the Catholic people could be safer or to be lived in peace on the grounds that have been built for hundreds of years by their ancestors before. We all have ever seen many and many Catholic Church's properties such as " Toa Kham Su, Thai Ha Church, Con Dau Church and thounsands of other cases below as following:
         

        


         Đến bao giờ thì chính quyền cộng sản mới thật sự chấm dứt hành động xâm chiếm tài sản của người dân một cách ngang ngược, và cũng không biết đến bao giờ tài sản của Giáo Hội Công Giáo Việtnam thôi không còn bị chính quyền đe dọa và giáo dân mới thật sự an cư lạc nghiệp trên những mãnh đất mà tổ tiên cha ông họ đã xây dựng và hình thành suốt hàng trăm năm qua. Chúng ta đã chứng kiến bao cảnh bất bình trước sự ngang ngược và hết sức vô lý của các cấp chính quyền từ địa phương đến trung ương như các vụ chiếm đoạt tài sản đất đai của nhiều cơ sở Tôn Giáo như: vụ Tòa Khâm Sứ Hànội, Giáo xứ Thái Hà Hànội, Giáo xứ Cồn Dầu Đà nẵng, Giáo xứ Tam Tòa TP. Vinh Nghệ An,và rất nhiều vụ khác xảy ra thời gian gần đây như :


 -Phá hủy cơ sở thuộc nhà thờ Bình Lộc thuộc Giáo Phận Xuân Lộc; đập phá nhà thờ Sông Mao tại xã Hải Ninh, Bình Thuận; phá hủy Trường Mai Khôi ở xã Vinh Hưng, Phú Lộc, Thừa Thiên.( distroyed the Binh Loc Church at Xuan Loc, the Song Mao Church at Binh Thuan and Mai Khoi school at Thua Thien. )

- Chiếm đoạt nhà thờ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời tọa lạc tại số 22 đường Trần Phú, Phường 3, ngay trong thị xã Bạc Liêu.
( appropriated the Duc Me Hon Xac Len Troi Church at Bac Lieu ).
- Chiếm đoạt đất Đại Chủng Viện Thánh Giuse Sài Gòn tọa lạc tại Số 6 và 6Bis Tôn Đức Thắng, Quận I, rộng 40.000m2 của Tổng Giáo Phận Sài Gòn. ( appropriated the ground of Giuse great Monastery in Saigon which is large 40,000 m2 area ).
- Xí Nghiệp Khai Thác và Dịch Vụ Thủy Sản Khánh Hòa chiếm giữ Tu Viện Dòng Thánh Giuse ở Nha Trang. ( appropriated the Giuse Monastery at Nha Trang ).

- Chiến đoạt đất đai của Đan viện Thiên An Huế để xây dựng Trung Tâm Vui Chơi Giải Trí Đồi Thiên An - Hồ Thủy Tiên.
( appropriated the ground of Thien An Monastery at Hue ).

- Cướp đất của Giáo Xứ Kế Sung, Huế. ( appropriated the ground of Ke xung Catholic region ).

- Ngang nhiên trưng dụng khu đất phía sau của Tòa Giám Mục Phan Thiết. ( appropriated the grounds behind that belong to the Bishop building at Phan Thiet ).
- Chiếm đất đai nhà thờ tại Giáo xứ Mỹ Dụ thuộc xã Hưng Châu, tỉnh Nghệ An. ( appropriated the grounds of Catholic region at Nghe An ).
- Lấy đất nhà thờ Kẻ Mui ở Hà Tĩnh cấp cho một số hộ, đặc biệt là hai gia đình ở sát ngay Cung Thánh đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến nơi tôn nghiêm. ( appropriated the ground of Ke Mui Church at Ha Tinh ).
- Chiếm đoạt nhà thờ Đồng Đăng thuộc tỉnh Lạng Sơn, cách cửa Ải Nam Quan có 4 cây số, rồi cấp cho một khu đất ở nơi hoang vắng không điện nước, không hệ thống thông tin và không có giáo dân. ( appropriated the Chruch at Dong Dang, Lang Son and then give them back the wild ground far from the Nam Quan border for about 4 km where there's no water, no electrict, no systems of information and there's no Catholic Church people).

Ngay tại thành phố Hà Nội, chính quyền đang chiếm đoạt các nơi thờ phụng sau đây: Nhà Thờ Thánh Đa Minh ở Quận Ba Đình (hiện dùng làm trạm canh gác Lăng Hồ Chí Minh); Nhà Nguyện Dòng Kín Ca-mê-lô ở đưòng Cát Linh; Nhà Nguyện Fatima ở Quân Hai Bà Trưng, v.v. ( right in Hanoi, the government appropriated the Da Minh Church at Ba Dinh, the Camelo Monastery at Cat Linh Street, and the Fatima Monastery at district Hai ba Trung v..v.. )
Chính phủ cũng có trả lại một số rất nhỏ cơ sở thờ phụng như nhà thờ Tam Đảo thuộc giáo phận Bắc Ninh, được xây dựng từ năm 1937 và bị tịch thu từ năm 1954. ( the government also gave back a little properties such as the Tam Dao Church at Bac Ninh that was built in 1937 and was appropriated in 1954 ).
Nhìn một cách tổng quát, hiện nay Giáo Hội Công Giáo Việt Nam có 2.730 giáo xứ, trong đó có 1.186 giáo xứ không có nơi trú ngụ cho linh mục, vì chính quyền đã cướp mất nhà và đất.
 ( At present, The Catholic congregation of Vietnam have 2730 Catholic regions but 1186 Catholic regions included houses and grounds were robbed by the communist government due to homeless stuation to the Reverends).

      

Số phận khu đất Nhà thờ Cầu Rầm

The destiny to the grounds of Cau Ram Church.

Gia Minh, biên tập viên
2011-07-07
Tình trạng chính quyền địa phương thực hiện những đòn phép biến hóa đất đai, cơ sở trong diện họ quản lý nhằm trục lợi cá nhân là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến khiếu kiện dai dẳng của người dân lâu nay.
Source nuvuongcongly
Ngày 23 tháng 5 năm 2010 Giáo dân kéo lên khiếu nại khi chính quyền địa phương định xây một khu thương mại lớn tại khu đất nhà thờ Cầu Rầm

Chiêu bài mới: “Trưng cầu ý kiến nhân dân”?

Một vụ việc mới nổi lên liên quan khu đất của giáo xứ Cầu Rầm, địa phận Vinh, giáo hội công tại Nghệ An.
Có một số điểm đáng chú ý liên quan khu đất thuộc họ đạo vừa nói. Điểm thứ nhất vào ngày 20 tháng 6 vừa qua, báo Nghệ An số 8736 đăng một thông báo tựa đề ‘Trưng cầu ý kiến nhân dân về địa điểm xây dựng Đài tuởng niệm các liệt sỹ tỉnh Nghệ An’.
Thông báo do ông giám đốc Sở Lao động- Thương binh và Xã hội tỉnh Nghệ An, Bùi Nguyên Lân lý tên. Nội dung nêu ra năm địa điểm dự kiến để xây dựng tượng đài vừa nói, trong đó địa điểm thứ hai là công viên vườn hoa Phường Cửa Nam ( khu vực Nhà thờ Cầu Rầm cũ).
Điểm chính nữa của thông báo là kêu gọi mọi thành phần dân chúng đóng góp, gửi ý kiến của họ về Sở Lao động- Thương binh và Xã hội, Sở Xây dựng và Viện Thiết kế qui họach xây dựng Nghệ An trước ngày 17 tháng 7 này.
Đất đó trước đây có làm công biên cây xanh nhưng nay không làm nữa. Nay báo đăng chuơng trình làm tượng đài tại năm điểm trong đó có đất Cầu Rầm. Mà đất Cầu Rầm do cha ông để lại nên bà con giáo dân mong muốn làm nơi thờ tự.
Một giáo dân
Vấn đề trưng cầu ý kiến từng được nêu ra tại Việt Nam gần đây vì đó là một nhu cầu thể hiện quyền của người dân. Đây là một biểu hiện tính dân chủ rõ nét nhất trong một xã hội. Tuy nhiên đến nay tại Việt Nam việc trưng cầu ý dân vẫn chưa được qui định chính thức và tiến hành thực hiện, dù rằng vấn đề từng được nêu ra trong thời gian gần đây ở cấp cao nhất là quốc hội.
Chính vì lẽ đó nhiều người dân tại Nghệ An, nhất là giáo dân thuộc giáo xứ Cầu Rầm tỏ ra ngạc nhiên khi đọc thấy thông báo trưng cầu ý kiến người dân do ông giám đốc Bùi Nguyên Lân của Sở Lao động- Thương binh và Xã hội tỉnh Nghệ An ký và đăng trên báo Nghệ An. Một người giáo dân tại đó cho biết ý kiến:
Đất đó trước đây có làm công biên cây xanh nhưng nay không làm nữa. Nay báo đăng chuơng trình làm tượng đài tại năm điểm trong đó có đất Cầu Rầm. Mà đất Cầu Rầm do cha ông để lại nên bà con giáo dân mong muốn làm nơi thờ tự.
Biểu ngữ: Giáo dân Hạt Cầu Rầm
Biểu ngữ: Giáo dân Hạt Cầu Rầm phản đối việc chọn đất nhà thờ xây đài tưởng niệm hoặc những việc trái với mục đích thờ phượng. Source nuvuongcongly
Một điểm đáng chú ý khác nữa đối với khu đất mà hiện nay là công viên Vườn hoa Cửa Nam mà thông báo của chính quyền để trong ngoặc là Khu vực Nhà thờ Cầu Rầm Cũ. Do chiến tranh ngôi nhà thờ cũ cũng bị bom đạn san bằng. Thế rồi sau chiến cuộc, nơi đó được chính quyền cho làm thành ‘Di tích tội ác Đế Quốc Mỹ’. Tiếp đến khu đất một phần bị xén để làm tuyến đường đi Kim Liên, Nam Đàn nơi có quê chủ tịch Hồ Chí Minh. Số phận khu đất Nhà thờ Cầu Rầm cũ tiếp tục nổi trôi khi chính quyền địa phương giao cho Công ty Cổ phần Trường Giang, thành phố Hồ Chí Minh thực hiện dự án xây dựng khu cao ốc.
Trong thực tế thì từ năm 1972 đến nay giáo dân thuộc giáo hạt Cầu Rầm đã có nhiều đơn thư xin xây dựng lại nhà thờ cũ đã bị chiến tranh tàn phá, nhưng vẫn chưa được chính quyền trả lời.
Trước những đổi thay mà chính quyền địa phương tiến hành đối với khu đất nhà thờ Cầu Rầm cũ, người giáo dân tại đó hồi cuối tháng 5 năm ngóai đã tập trung với số lượng chừng 5000 người để phản đối công việc thi công trên khu đất nhà thờ cũ.
Trong thực tế thì từ năm 1972 đến nay giáo dân thuộc giáo hạt Cầu Rầm đã có nhiều đơn thư xin xây dựng lại nhà thờ cũ đã bị chiến tranh tàn phá, nhưng vẫn chưa được chính quyền trả lời.
Vị quản xứ Cầu Rầm là linh mục Hòang Sỹ Hướng cho biết một số thông tin liên quan đến vấn đề trưng cầu ý kiến lấy khu đất nhà thờ Cầu Rầm Cũ làm tượng đài liệt sĩ cũng như thông tin liên quan đất đai giáo xứ mà ông phụ trách:
Trưng cầu dân ý đó đăng trên báo Nghệ An và đến ngày 17 tháng 7 này là hết hạn. Đến nay chưa thấy có cải chính gì cả.

Giáo dân Cầm Rầm phải chịu thiệt thòi đến bao giờ

Đó là đất của giáo xứ và hạt Cầu rầm từ khi lập xứ từ hồi thế kỷ 19. Từ đó đến nay chưa bao giờ giải tán xứ Cầu rầm cả, chỉ có điều vào năm 1968 nhà thờ bị trúng bom, chỉ còn một nhà phòng không ở được nhưng còn tường.
Đến năm 1998, dân sau nhiều lần thương thuyết, làm đơn xin mà không được thì dân làm một lán để đọc kinh ở đó. Họ không giải quyết theo nguyện vọng của dân mà lại cấp cho giáo xứ một mảnh đất mà hiện thời giáo xứ đang sinh họat tại đây. Còn đất của nhà thờ Cầu Rầm trên danh nghĩa được nói để làm khu vui chơi 
Giáo dân Cầu Rầm kéo nhau đến ngăn chân không cho xây dụng khu thương mại tại nên nhà thờ. Source nuvuongcongly
Giáo dân Cầu Rầm kéo nhau đến ngăn chân không cho xây dụng khu thương mại tại nên nhà thờ. Source nuvuongcongly
giải trí. Nhưng sau đó họ bán đất, mà việc bán đó rõ ràng qua mấy chủ. Đến ngày 23 tháng 5 năm 2010 khi họ định xây một tòa nhà khu thương mại lớn, thì dân kéo lên khiếu nại nên họ dừng. Nay lại thông báo làm khu tượng đài liệt sĩ.

 đất của nhà thờ Cầu Rầm trên danh nghĩa được nói để làm khu vui chơi giải trí. Nhưng sau đó họ bán đất, mà việc bán đó rõ ràng qua mấy chủ. Đến ngày 23 tháng 5 năm 2010 khi họ định xây một tòa nhà khu thương mại lớn, thì dân kéo lên khiếu nại nên họ dừng. Nay lại thông báo làm khu tượng đài liệt sĩ.
Mặc dù hạn chót gửi ý kiến được trưng cầu gửi về cho ba cơ quan chức năng như trong thông báo chưa kết thúc, vào ngày 6 tháng 7 ông Bùi Nguyên Lân, giám đốc Sở Lao động- Thương Binh và Xã Hội, cho biết địa điểm vường hoa Cửa Nam, khu vực Nhà thờ Cầu Rầm cũ đã được rút ra khỏi danh sách các điểm lấy ý kiến để xây dựng tượng đài liệt sĩ, ông cho biết:
Vừa rồi anh em có đưa ra 5 điểm nhưng sau có lựa chọn rút lại còn 4 điểm. Đến ngày hội thảo không chọn khu cửa Nam nữa vì chật chội quá. Đó là đường lên quê Bác, định đặt giữa hồ nhưng thấy tốn kém quá.
Qua hành xử của chính quyền địa phương Nghệ An đối với khu đất nhà thờ Cầu Rầm cũ, nhiều người tiếp tục chứng minh đó là những thủ thuật nhằm biến những khu đất dù có người sử dụng trở thành những món lợi béo bở cho những người đang nắm trong tay quyền quản lý, qui họach đất đai. 
Hiện biết bao vụ khiếu nại đất đai vẫn chưa thể giải quyết được bởi tệ nạn chiếm đất đã tồn tại quá lâu và quá nhiều cán bộ Nhà Nước đều nhúng chàm nên không giúp giải quyết được.
Dù chính quyền địa phương tỉnh Nghệ An rút khu đất nhà thờ Cầu rầm cũ ra khỏi danh sách trưng cầu ý kiến xây dựng tượng đài lịch sử, nhưng 39 năm chờ đợi của giáo dân Cầm Rầm không biết sẽ còn kéo dài đến bao giờ!
Copyright © 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét