Trang

Thứ Bảy, 30 tháng 4, 2011

CÔNG A N VIỆT NAM- NỖI ÁM ẢNH VÀ SỢ HÃI TRONG LÒNG NGƯỜI DÂN


(Sự thật Dân cần biết 131)
Phụ trương BNS Tự Do Ngôn Luận
2 Điển hình của 2 Lực lượng CA & Bộ đội CSVN 2011

1. Anh Nguyễn Công Nhựt chết tạiđồn CA Bến Cát, Bình Dương 25-4-2011

Điển hình của hàng trăm vụ Dân Ức hiện nay tại Việt Nam CS

Lúc 12g ngày 21-4-2011, Công ty TNHH lốp Kumho kết hợp với CA huyệnBến Cát (Bình Dương) đã áp giải anh Nguyễn Công Nhựt, sinh 1981, nhân viên của Cty, về trụ sở CA huyện để "hợp tác điều tra" liên quan đến việc thất thoát một số sản phẩm trong kho. Ngày 25-4, anh Nhựt chết trong trụ sở CA Bến Cát sau 5 ngày bị bắt giữ trái pháp luật. CA thông báo với gia đình là nạn nhân đã tự tử (???). Nhận thấy anh Nhựt chết với quá nhiều uẩn khúc, vợ anh Nhựt là chị Nguyễn Thị Thanh Tuyền và gia đình đã gửi đơn cầu cứu khắp nơi.
Trong bản tường trình về việc "CA Bến Cát giam giữ và gây chết người", chị Tuyền đã thuật lại : Dưới danh nghĩa "hợp tác điều tra", CA huyện đã ngang nhiên giam giữ, cách ly anh Nhựt nhiều ngày liên tục mà không hề có Biên bản Tạm giữ người, thông báo đến gia đình. Chị đã nhiều lần đến trụ sở CA huyện Bến Cát xin gặp và gửi cơm nước, thuốc thang cho chồng, nhưng CA không cho gặp, cũng không cho phép gửi đồ. Sáng ngày 25-4, sau 5 ngày giam giữ, phía CA thông báo với người nhà anh Nhựt ở Tiền Giang lên " để gặp thân nhân". Đến 14 giờ cùng ngày, khi người nhà đến nơi thì anh Nhựt chỉ còn lại xác không hồn.
Buổi khám nghiệm tử thi chiều 26-4 bị trì hoãn nhiều lần, do CA không cho phép toàn bộ gia đình được tham gia chứng kiến. Sau cùng, việc khám nghiệm đã diễn ra với sự có mặt của mẹ ruột và vợ nạn nhân. Đồng thời CA Bến Cát đã cung cấp cho gia đình những thông tin liên quan đến việc anh Nhựt chết và 2 “Thư tuyệt mạng”.






Anh Chị Nhựt-Tuyềncưới nhau năm 2009


\













Ảnh người nhà chụp lúc theo chị Tuyền vào nhìn mặt anh Nhựt.
Ngay sau buổi khám nghiệm,danlambao & DCVOnline đã trao đổi với chị Tuyền, vợ của nạn nhân. Qua giọng nói đứt quãng chưa hết bàng hoàng, chị Tuyền đau đớn mô tả : Trên cơ thể anh Nhựt có nhiều vết đánh đập, máu chảy rất nhiều, cả chân và tay anh đều có vết chích điện. Đặc biệt, cổ anh bị thắt chặt bởi một đoạn dây điện thoại rất cứng. Dù rất xúc động, chị vẫn nhận ra nhiều điểm bất thường đầy nghi vấn về cái chết của chồng mình. Chị khẳng định việc thắt cổ chỉ là hiện trường giả. Sau khi khám nghiệm xong, chị Tuyền vẫn chưa nhận được biên bản khám nghiệm tử thi.
"Thư tuyệt mạng" khen CA, "nói tư tưởng Hồ Chí Minh". (!?)
Ngay khi đọc 2 "thư tuyệt mạng" của anh Nhựt do CA trao, chị Tuyền đã khẳng định đây là 2 thư giả mạo, bởi vì nét chữ không phải bút tích của chồng mình, cách dùng từ lẫn ngôn ngữ hoàn toàn xa lạ. Lố bịch hơn, tại "thư tuyệt mạng" thứ 2 còn mang cả tư tưởng Hồ Chí Minh vào. Theo chị Tuyền : “Nội dung trong thư toàn nói chuyện tư tưởng Hồ Chí Minh, đi theo HCM. Chồng em chưa bao giờ nói đến tư tưởng HCM cả”.
Ngoài ra, "thư tuyệt mạng" này cònngợi ca Cán bộ điều tra hết lời : Trong thư “gửi vợ” có đoạn: “Trong mấy ngày này, cơ quan điều tra họ cũng đến trò chuyện, quan tâm giúp đỡ những gì trong khả năng của họ, chị Phượng, anh Phu, anh Phú và anh Nguyên là những người điều tra tuyệt vời nhất, ban đầu gặp họ thì lạnh lùng và quát nạc (nạt) nhưng sau vài ngày tiếp xúc, họ cũng có thể hiểu được 70%-80% mình chưa phải là tội phạm”. Trong những người mà "thư tuyệt mạng" này ngợi ca, có một CA tên Phú, chính là kẻ đã liên tục gọi điện thoại yêu cầu chị Tuyền : Nếu muốn cứu chồng thì phải đi ngủ khách sạn với Phú.
Nội dung "thư tuyệt mạng" đã gây phản ứng ngược, góp phần tố cáo chính CA Phú này đã tham gia điều tra, đồng thời liên quan đến cái chết đầy thương tâm, nhiều nghi vấn oan ức của anh Nhựt.
+ Từ lâu, người dân Bình Dương đều sợ hãi e dè khi nói đến CA côn đồ ở đây. Nhiều lao động các tỉnh đến làm việc tại đây đều căn dặn nhau nếu xui xẻo bị CA bắt, hãy xem như mình có tội, nếu không nhận tội sẽ bị đánh đập, tra tấn cho nhận tội mới thôi. Khi nạn nhân đã chịu nhận tội, thì chính những CA này có thể kiếm chác thông qua những đường dây "chạy án". Đã có nhiều trường hợp, người bị bắt kém may mắn, không có thân nhân chạy chọt, thì đành mang thân tàn, ma dại trở về quê, sau những trận đòn thừa sống thiếu chết trong đồn CA.Bộ Luật Tố Tụng Hình Sự của CSVN năm 2003, đang hiệu lực, (giả bộ ?)nghiêm cấm mọi hình thức tra tấn, nhục hình. Điều 6, c : “Nghiêm cấm mọi hình thức truy bức, nhục hình”.(Xem thêm các điều 6,7,8 & 9). Ai chính là những kẻ phạm pháp ???
Chị Tuyền và anh Nhựt mới cưới nhau được gần 2 năm nay, cả hai vợ chồng đều có công ăn, việc làm ổn định. Anh Nhựt là người được học hành đầy đủ, hiền lành và hết mực yêu thương vợ. Tuyền tâm sự, hai vợ chồng dự tính sẽ có em bé trong năm nay, anh Nhựt đã chuẩn bị mua sắm rất nhiều đồ đạc. Thế nhưng, tai ương bất ngờ ập đến khiến đôi vợ chồng trẻ mãi mãi lìa xa nhau !
Tổng hợp từ danlambao & DCVOnline26-4-2011
=======
2. Tâm sự giác ngộ sám hối điển hình
của hàng trăm ngàn bộ đội cụ Hồ QĐND CSVN 2011 hiện nay
Chúng tớ, bộ đội miền Bắc vào “giải phóng” miền Nam. Phải nói thật, nói thẳng là chúng tớ bị đảng cộng sản Việt Nam dối gạt. Họ bảo chúng tớ rằng dân miền Nam đói khổ, bị đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai Thiệu-Kỳ tra tấn, hành hạ, bóc lột đến tận xương tủy!  Cơm không có đủ ăn, quần áo không đủ mặc!... Nhưng sau khi Dương Văn Minh đầu hàng, chúng tớ từ trong rừng chiến khu tiến vào Sài Gòn, mới thấy Sài Gòn sao mà đẹp thế, nhà cao, cửa rộng, thật khang trang, hoa lệ... dân chúng ăn mặc bảnh bao, không như dân tụi tớ ngoài Bắc chỉ đội nón cối, áo xanh lao động, hầu như ai cũng ăn mặc giống ai, vì chỉ tiêu chỉ được :
"Một năm hai thước vải thô, làm sao che nổi cụ Hồ, đảng ơi !"
Đơn vị của tớ tới trú đóng tại cao ốc Đời Tân, đường Phan Thanh Giản, Sài Gòn. Phòng nào cũng giường nệm trắng tinh, quạt máy, máy lạnh... Ôi sướng làm sao tả hết !  Nhưng vì không có củi thổi cơm, nên tụi tớ đập hết cửa sổ, lấy gỗ làm củi. Bây giờ nghĩ lại, thấy làm như vậy là bố láo quá sức, phá hoại tài sản quốc gia mà không biết, cứ cho là tàn dư của Mỹ Ngụy nên đập phá cho thỏa thích.Tụi tớ còn nuôi lợn, nuôi gà trong sân nữa chứ.
Sau hai năm đánh tư sản mại bản, dân Sài Gòn tan tác như gà mất mẹ. Tụi tớ biết dân Sài Gòn căm thù tụi tớ, cộng sản miền Bắc, lắm nhưng họ không dám ho hoe vì sợ bị tóm đưa đi cải tạo !  Họ sợ tụi tớ hơn sợ hùm beo cọp báo; có người còn gọi tụi tớ là quỷ đỏ v.v...
Tớ thích nhất là được lang thang ra chợ Bến Thành, Chợ Cũ để mua đài mang về miền Bắc... tớ mua được 1 cái đài Philip màu càphê sữa, chơi được cả băng nhựa, làm quà miền Nam cho bố tớ. Ông cụ sướng rên người luôn, vì đã lâu ông cụ muốn có 1 cái đài để nghe mà cũng không thể nào mua nổi ! Xe gắn máy bình bịch đầy rẫy, đủ kiểu, đủ hiệu, tớ mua luôn 1 xe mô-bi-lét cũ màu xanh lơ, đã tróc sơn, leo lên đạp mãi mới nổ máy. Hôm về Hà Nội, tớ chạy ra ga xe lửa Hoà Hưng đưa lên tàu Thống Nhất, về tới thủ đô, oai quá sức, bà con lé mắt. Đấy là quà miền Nam, hàng xóm tới chào và xem một cách thích thú. Ai cũng muốn vào Sài Gòn một chuyến để xem Sài Gòn như thế nào !
Sau những đợt đánh tư sản, đổi tiền, đuổi dân đi kinh tế mới...dân Sài Gòn tìm cách vượt biên để tìm tự do nơi hải ngoại. Nhà cửa bị đập phá và bỏ hoang rất nhiều. Những cán bộ cao cấp thì tịch thu những villa tráng lệ để ở hoặc làm văn phòng phường, xã, hay đồn công an. Càng ngày dân miền Nam càng chửi cộng sản thậm tệ, tụi tớ biết thế khi tới thăm ông chú bà bác di cư vào Nam năm 1954. Ông chú tớ bảo: "Tao đã chạy cộng sản mấy chục năm, bây giờ nó lại bắt được ! Bây giờ sống làm sao đây ?" Tôi bảo chú tôi rằng họ bắt cháu phải đi bộ đội nếu không họ cúp tem phiếu, tịch thu hộ khẩu, đấu tố phê bình, bố mẹ cháu sẽ chết... cháu có muốn đi vào Nam đâu... làng ta đi bao nhiêu là chết bấy nhiêu, cháu cũng sợ lắm !
Đã 36 năm trôi qua, Sàigòn hôm nay đường phố tràn ngập xe gắn máy, chạy bừa bãi vô trật tự... dân Hà Nội chiếm đa số những nhà mặt tiền để làm ăn buôn bán; quán ăn, nhà hàng mọc lên như nấm, tệ nạn xã hội đĩ điếm tràn ngập mọi hang cùng ngõ hẻm; xì ke, ma túy, cướp giựt, móc túi hoành hành như chỗ không người... Dân bây giờ đếch sợ công an nữa, họ oánh bỏ mẹ công an luôn vì họcoi Công an là kẻ thù của họ. Lãnh đạo cao cấp thì tham nhũng nên giàu có không ai bằng, người dân lao động khổ vẫn hoàn khổ. Đất nước thì đã bị Trung Quốc xâm lược, chiếm đất, chiếm đảo, chiếm biển, bắn giết ngư dân thoả thích và lăm le đô hộ mà đảng ta không dám hé môi, sợ buồn lòng anh Cả Thiên Triều : láng giềng tốt, hữu nghị bền vững muôn năm. Người dân đấu tranh chống giặc Hán xâm lược thì bị bắt bỏ tù, dân khiếu kiện đòi ruộng đất bị nhà nước tịch thu cũng bị quẳng lên xe đưa về nghỉ ở ngục Hoả Lò...Phải nói thẳng là ở VN, người dân không có tự do và nhân quyền; vì đảng chủ trương tiến nhanh tiến mạnh lên CNXH, nên VN hiện nay đứng gần chót trong bảng xếp hạng các nước trên thế giới. Dân TQ vào tràn ngập VN, xây nhà, xây làng, cưỡng đoạt gái Việt, sinh con và cắm bảng cấm người Việt lai vãng tới gần làng của họ ngay trên đất Việt, hỏi có ức uất không chứ ???  VN sớm muộn gì cũng trở thành một tỉnh hay một quận của Trung Quốc mà thôi vì những nhà lãnh đạo VN hiện nay đều là người của TQ ???
Nếu muốn có tự do, dân chủ và nhân quyền và có đủ sức mạnh bảo vệ Tổ quốc trước hiểm họa bị nô lệ giặc Hán, toàn thể nhân dân VN phải hành động ngay trước khi quá muộn... loại bỏ chế độ CS độc tài, thành lập chính phủ qua bầu cử tự do, tìm người có TÀI, có ĐỨC ra lãnh đạo Đất nước thì mới hy vọng đưa VN tới bến bờ độc lập, tự do, hạnh phúc thực sự... Nhân dân VN khẳng định rằng CSVN không thể đem lại cơm no áo ấm cho toàn dân nên cần phải thay đổi càng sớm càng tốt.
Trần Văn Hát – QĐND CSVN – Tháng 4-2011.
Trần Văn Hát là cháu gọi tớ là chú đấy ! Quê ở  Hà Tây... Sau 30-4-1975, Hát có dẫn tớ tới khách sạn Đời Tân ở đường Phan Thanh Giản Sài Gòn chơi và thấy tất cả những gì Hát nói đều đúng cả... VC nuôi lợn ngay trong sân khách sạn, đập hết cửa sổ lấy củi thổi cơm... Chúng tớ là dân ở miền Bắc quá khổ sở vì bọn giặc Hồ cực kỳ tàn ác, bắt chúng tớ vào Nam để chết... Bây giờ vẫn còn chết dưới bàn tay của Công an và Nguyễn Tấn Dũng... Toàn dân hãy biết can đảm liên kết cùng nhau cứu nguy Dân tộc và cứu mình nữa... Giặc Tàu bây giờ ở VN rất nhiều,chúng nó chim gái Việt, làm nhà trên đất của mình và cấm không cho người mình lai vảng tới gần... Nếu tới gần nó đánh cho nát thây, hỏi có ức không chứ ???Trần Việt Nhân – Hà Tây
noname
noname
noname
Su that Dan can biet 131 - 2 Luc luong 2 Dien hinh - Cai chet dien hinh cua Dan Uc Ng Cong Nhut 25-4-2011 & Tam su dien hinh cua hang tram ngan bo doi CSVN 4-2011.docSu that Dan can biet 131 - 2 Luc luong 2 Dien hinh - Cai chet dien hinh cua Dan Uc Ng Cong Nhut 25-4-2011 & Tam su dien hinh cua hang tram ngan bo doi CSVN 4-2011.

Thứ Năm, 28 tháng 4, 2011

VĂN KIỆN NHÂN QUYỀN QUỐC TẾ ĐÃ BỊ CHÍNH QUYỀN CỘNG SẢN VIỆT NAM CHÀ ĐẠP




BẢN TUYÊN NGÔN QUỐC TẾ NHÂN QUYỀN MÀ NHÀ NƯỚC CHXHCNVN ĐàLONG TRỌNG KÝ KẾT THỰC HIỆN

Xét rằng: Sự công nhận nhân phẩm của tất cả con người trong đại gia đình nhân loại và những
quyền bình đẳng không thể tước đoạt của họ là nền tảng của tự do, công lý và hòa bình trên
thế giới.
Xét rằng: Hành vi xem thường và chà đạp nhân quyền đã dẫn đến những hành động man rợ,
xúc phạm đến lương tâm nhân loại. Việc tiến đến một thế giới trong đó tất cả mọi người được
hưởng sự tự do ngôn luận, tự do tín ngưỡng, không còn lo sợ hãi và nghèo khó, phải được
tuyên xưng như là ước vọng cao nhất của con người.
Xét rằng: Nhân Quyền cần phải được bảo vệ bằng luật pháp, để con người không bị bắt buộc
phải sử dụng đến biện pháp cuối cùng là vùng dậy chống lại độc tài và áp bức.
Xét rằng: Mối quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia cần được khuyến khích và mở rộng.
Xét rằng: Trong Hiến Chương, các dân tộc của cộng đồng Liên Hiệp Quốc đã lại một lần nữa
xác định niềm tin vào những quyền căn bản của con người, vào nhân phẩm và giá trị con
người, vào quyền bình đẳng nam nữ và cũng đã quyết định cổ vũ cho các tiến bộ xã hội và cải
tiến mức nhân sinh trong bối cảnh ngày càng tự do hơn.
Xét rằng: Các quốc gia hội viên đã cam kết hợp tác với Liên Hiệp Quốc, nhằm cổ vũ việc tôn
trọng nhân quyền và các quyền tự do căn bản.
Xét rằng: Sự hiểu biết chung về nhân quyền và tự do là điều tối quan trọng để có thể thực
hiện đầy đủ sự cam kết trên.
Do đó, Ðại Hội Ðồng Liên Hiệp Quốc long trọng công bố Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền
này như là một khuôn mẫu chung cần đạt tới của mọi dân tộc và quốc gia, nhằm giúp cho mọi
cá nhân và thành phần của xã hội luôn luôn theo sát tinh thần của Bản Tuyên Ngôn, dùng sự
truyền đạt và giáo dục, để nỗ lực phát huy sự tôn trọng các quyền tự do này.
Mặt khác, bằng những phương thức tiến bộ trong phạm vi quốc gia cũng như quốc tế, phải
bảo đảm sự thừa nhận và tuân hành Bản Tuyên Ngôn một cách có hiệu lực, trong các dân tộc
của các nước thành viên, và ngay cả trong những người dân sống trên các phần đất thuộc
quyền cai quản của các nước đó.

Ðiều 1: Mọi người sinh ra đều được tự do và bình đẳng về nhân phẩm và quyền. Mọi người đều được phú bẩm về lý trí và lương tâm và vì thế phải đối xử với nhau trên tinh thần bác ái.

Ðiều 2: Mọi người đều được hưởng tất cả những quyền và tự do được công bố trong BảnTuyên Ngôn này và không có một sự phân biệt nào, như chủng tộc, màu da, phái tính, ngôn ngữ, tôn giáo, quan điểm chính trị hay tất cả quan điểm khác, quốc tịch hay nguồn gốc xã hội, tài sản, nơi sinh, hay tất cả những hoàn cảnh khác. Hơn nữa, cũng không được có sự phân biệt nào đối với con người sống trên một quốc gia hay trên một lãnh thổ, căn cứ trên cơ chế chính trị, nền tảng luật pháp hay quy chế quốc tế của quốc gia hay lãnh thổ đó. Cho dù quốc gia hay lãnh thổ này độc lập hay dưới sự bảo hộ, không được tự trị hay ở trong tình trạng bị hạn chế về chủ quyền.

Ðiều 3: Mọi người đều có quyền sống, quyền tự do và an toàn cá nhân.
Ðiều 4: Không ai bị cưỡng bức làm nô lệ hay tôi đòi. Chế độ nô lệ và buôn bán nô lệ dưới mọi hình thức đều bị nghiêm cấm.

Ðiều 5: Không một người nào phải chịu cực hình, tra tấn, hay bất kỳ hình thức đối xử, hoặc trừng phạt bất nhân, hay có tính cách lăng nhục.

Ðiều 6: Ở bất cứ nơi nào, mỗi người đều có quyền được công nhận tư cách con người của mình trước pháp luật.

Ðiều 7: Tất cả mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, và phải được bảo vệ một cách bình đẳng, không kỳ thị phân biệt. Tất cả đều được quyền bảo vệ ngang nhau, chống lại mọi kỳ thị vi phạm Bản Tuyên Ngôn này, cũng như chống lại mọi kích động dẫn đến kỳ thị như vậy.

Ðiều 8: Mọi người đều có quyền được bảo vệ và bênh vực bởi các cơ quan tư pháp quốc gia có thẩm quyền về các hành vi vi phạm các quyền căn bản, do Hiến Pháp và Luật Pháp quy định.

Ðiều 9: Không một ai bị bắt bớ, cầm tù hay lưu đày một cách độc đoán.

Ðiều 10: Mọi người đều có bằng nhau quyền được phân xử công khai và công bằng, trước một tòa án độc lập và vô tư, để được phán quyết về các quyền lợi và nhiệm vụ của mình, hay về những tội phạm mà mình bị cáo buộc.

Ðiều 11:
(1) khi truy tố trước pháp luật, mọi người được xem là vô tội, cho đến khi pháp luật chứng minh là có tội, trong một phiên tòa công khai và tòa án này phải cung ứng tất cả mọi bảo đảm cần thiết cho quyền biện hộ của đương sự.
(2) Không ai có thể bị kết án khi có những hành động hay sơ suất xảy ra vào lúc mà luật pháp của quốc gia hay quốc tế không qui định đó là một hành vi phạm pháp. Tương tự như vậy, không được áp đặt một hình phạt nào nặng hơn hình phạt được ấn định vào lúc hành vi phạm pháp xảy ra.

Ðiều 12: Không một ai bị xâm phạm một cách độc đoán về đời sống riêng tư, gia đình, nhà ở,hay thư tín, cũng như bị xúc phạm danh dự hay tiếng tăm của mình. Mọi người đều có quyền được luật pháp bảo vệ, trước những xâm phạm và xúc phạm như vậy.

Ðiều 13:
(1) Mọi người có quyền tự do di chuyển và cư trú, trong phạm vi biên giới của quốc gia.
(2) Mọi người đều có quyền rời khỏi lãnh thổ bất kỳ nước nào, kể cả nước của mình, và quyền trở về xứ sở

Ðiều 14:
(1) Trước sự ngược đãi, mọi người đều có quyền tị nạn và tìm sự dung thân tại các quốc gia khác.
(2) Quyền này không được kể đến, trong trường hợp bị truy nã thật sự vì các tội phạm không có tính chính trị, hay do những hành vi trái với những mục tiêu và nguyên tắc của Liên Hiệp Quốc.

Ðiều 15:
(1) Mọi người đều có quyền có quốc tịch.
(2) Không một ai bị tước bỏ quốc tịch, hay bị từ chối quyền thay đổi quốc tịch, một cách độc đoán.

Ðiều 16:
(1) Nam và nữ trong tuổi trưởng thành có quyền kết hôn và lập gia đình, mà không bị hạn chế về lý do chủng tộc, quốc tịch hay tôn giáo. Nam nữ đều có quyền bình đẳng lúc kết hôn, trong đời sống vợ chồng và lúc ly hôn.
(2) Hôn nhân chỉ có thể tiến hành khi cả hai đều được tự do quyết định và đồng ý thật sự.
(3) Gia đình phải được xem là một đơn vị tự nhiên và căn bản của xã hội, và được quyền bảo vệ của xã hội và quốc gia.

Ðiều 17:
(1) Mọi người đều có quyền sở hữu tài sản cá nhân cũng như tập thể.
(2) Không ai có thể bị tước đoạt tài sản của mình một cách độc đoán.

Ðiều 18: Mọi người đều có quyền về tự do tư tưởng, nhận thức và tôn giáo. Quyền này bao gồm cả quyền tự do thay đổi tôn giáo hay tín ngưỡng, cũng như quyền tự do biểu lộ tôn giáo hay tín ngưỡng của mình, với tư cách cá nhân hay tập thể, ở nơi công cộng hay nơi chốn riêng, bằng sự truyền dạy, thực hành, thờ phượng và áp dụng các nghi thức đạo giáo.

Ðiều 19: Mọi người đều có quyền tự do ngôn luận và bày tỏ quan điểm. Quyền này bao gồm sự tự do quan điểm mà không bị xen vào quấy rầy và được tự do tìm kiếm, thu nhận và quảng bá tin tức và tư tưởng qua mọi phương tiện truyền thông bất kể biên giới.

Ðiều 20:
(1) Mọi người đều có quyền tự do hội họp và lập hội, một cách ôn hòa .
(2) Không một ai có thể bị cưỡng bách gia nhập vào một đoàn thể.

Ðiều 21:
(1) Mọi người đều có quyền tham gia vào việc điều hành xứ sở của mình, một cách trực tiếp
hay qua các đại biểu được tuyển chọn một cách tự do.
(2) Mọi người đều có quyền đón nhận những dịch vụ công cộng của quốc gia một cách bình
đẳng.
(3) Ý muốn của người dân phải là nền tảng của quyền lực chính quyền. Ý muốn này phải được thể hiện qua các cuộc bầu cử định kỳ và thực sự , bằng phiếu kín, qua phương thức phổ thông và bình đẳng đầu phiếu, hay các phương thức tương đương của bầu cử tự do.

Ðiều 22: Vì là thành viên của xã hội, mỗi người đều có quyền an ninh xã hội, qua các cố gắng của quốc gia và hợp tác quốc tế, dựa theo phương cách tổ chức và tài nguyên của mỗi nước. Quyền này được đặt trên căn bản của sự thụ hưởng những quyền về kinh tế, xã hội và văn hóa, cần thiết cho nhân phẩm và sự phát triển tự do của mỗi cá nhân.

Ðiều 23:
(1) Mọi người đều có quyền làm việc, quyền tự do chọn việc làm, quyền được hưởng các điều kiện làm việc chính đáng và thuận lợi đối với công việc, và quyền được bảo vệ chống thất nghiệp.
(2) Mọi người, không vì lý do kỳ thị nào, đều có quyền được hưởng lương bổng như nhau cho cùng một công việc.
(3) Mọi người làm việc đều được quyền hưởng thù lao một cách công bằng và thích hợp, khả dĩ bảo đảm cho bản thân và gia đình mình một cuộc sống xứng đáng với nhân phẩm, cũng như được trợ giúp nếu cần, qua các phương thức bảo vệ xã hội khác.
(4) Mọi người đều có quyền thành lập và tham gia vào các nghiệp đoàn, để bảo vệ quyền lợi
của mình.

Ðiều 24: Mọi người đều có quyền nghỉ ngơi và giải trí, kể cả việc hạn chế hợp lý số giờ làm việc, và các ngày nghỉ định kỳ có trả lương.

Ðiều 25:
(1) Mọi người đều có quyền được hưởng một mức sống phù hợp với sức khỏe và sự no ấm cho bản thân và gia đình bao gồm: thực phẩm, quần áo, nhà ở, y tế và các dịch vụ xã hội cần thiết, quyền an sinh trong lúc thất nghiệp, đau ốm, tàn tật, góa bụa, tuổi già hay các tình huống thiếu thốn khác do các hoàn cảnh ngoài khả năng kiểm soát của mình.
(2) Các bà mẹ và trẻ con phải được hưởng sự chăm sóc và trợ giúp đặc biệt. Tất cả mọi trẻ con, sinh có hôn thú hay không, đều được xã hội bảo vệ một cách bình đẳng.

Ðiều 26:
(1) Mọi người đều có quyền được giáo dục. Giáo dục phải được miễn phí, ít nhất là ở bậc tiểu học và căn bản. Giáo dục tiểu học phải bắt buộc. Giáo dục kỹ thuật và chuyên nghiệp phải được mở rộng và giáo dục đại học phải được mở rộng bình đẳng cho mọi người, trên căn bản tài năng xứng đáng.
(2) Giáo dục phải được điều hướng để phát triển đầy đủ nhân cách, và củng cố sự tôn trọng nhân quyền và các quyền tự do căn bản. Giáo dục phải nhằm cổ vũ sự cảm thông, lòng khoan dung, và tình hữu nghị giữa mọi quốc gia, mọi nhóm chủng tộc hoặc tôn giáo, và hỗ trợ việc phát triển các sinh hoạt của Liên Hiệp Quốc nhằm duy trì hòa bình.
(3) Cha mẹ có quyền ưu tiên chọn lựa phương cách giáo dục dành cho con cái mình.

Ðiều 27:
(1) Mọi người đều có quyền tự do tham gia sinh hoạt văn hóa cộng đồng, thưởng thức các bộ môn nghệ thuật, và cùng chia xẻ các tiến bộ khoa học cũng như các lợi ích của khoa học.
(2) Mọi người đều có quyền được bảo vệ về tác quyền, trên bình diện tinh thần cũng như quyền lợi vật chất, đối với các tác phẩm khoa học, văn chương, hay nghệ thuật.

Ðiều 28: Mọi người đều có quyền đòi hỏi được sống trong một trật tự xã hội và trật tự quốc tế, trong đó các quyền và các tự do được đề cập trong Bản Tuyên Ngôn này có thể được thể hiện đầy đủ.

Ðiều 29:
(1) Mọi người đều có bổn phận đối với cộng đồng nào mà chỉ trong đó mới có thể phát triển toàn vẹn và tự do nhân cách của mình.
(2) Trong việc hành xử nhân quyền và thụ hưởng tự do, mọi người chỉ phải chịu những hạn chế do luật định, và những hạn chế này chỉ nhằm mục tiêu bảo đảm sự thừa nhận và tôn trọng nhân quyền, và quyền tự do của những người khác, cũng như nhằm thỏa mãn những đòi hỏi chính đáng về luân lý, trật tự công cộng, và nền an sinh chung trong một xã hội dân chủ.
(3) Trong bất cứ trường hợp nào, nhân quyền và những quyền tự do này cũng không được hành xử trái với những mục tiêu và nguyên tắc của Liên Hiệp Quốc.

Ðiều 30: Không một điều nào trong Bản Tuyên Ngôn này được hiểu và hàm ý cho phép một nước, một nhóm hay một cá nhân nào được quyền có những việc làm hay hành động nhằm hủy diệt nhân quyền và tự do được thừa nhận trong bản Tuyên Ngôn này.

Liên Hiệp Quốc, ngày 10 tháng 12 năm 1948

THÀNH TÍCH TỆ HẠI VỀ TỰ DO TÔN GIÁO TẠI VIỆT NAM BỊ QUỐC TẾ CHỈ TRÍCH NẶNG NỀ

CHÍNH QUYỀN CỘNG SẢN VIỆT NAM ĐÃ VÀ ĐANG RA SỨC BƯNG BÍT THÔNG TIN- BÓP MÉO SỰ THẬT CŨNG NHƯ CỐ TÌNH CHE ĐẬY HÀNH VI ĐÀN ÁP TÔN GIÁO NGÀY MỘT NGHIÊM TRỌNG HƠN TẠI VIỆT NAM

THE INFORMATION ON REPRESSION MORE AND MORE TO FREEDOM OF RELIGION IN VIETNAM HAS BEEN BEING SUPPRESSED AND DISTORTED BY COMMUNIST GOVERNMENT OF VIET NAM.




Ủy hội Tự do Tôn giáo Quốc tế đề nghị đưa Việt Nam trở lại danh sách CPC
DR
Thanh Phương
Hôm nay 28/4, Ủy hội Tự do Tôn giáo Quốc tế ( USCIRF ) công bố báo cáo thường niên về tự do tôn giáo thế giới 2011 . Nhân đây, Ủy hội đề nghị Ngoại trưởng Mỹ đưa Việt Nam trở lại danh sách các quốc gia cần quan tâm đặc biệt, gọi tắt là CPC, do những vi phạm về tự do tôn giáo.
Ủy hội Tự do Tôn giáo Quốc tế nhận định, các sinh hoạt tôn giáo tiếp tục phát triển ở Việt Nam và trong thập niên qua, chính phủ đã có một số thay đổi quan trọng do có sự quan tâm của quốc tế, đặc biệt là do việc nước này bị xếp vào danh sách CPC.
Tuy nhiên, theo Ủy hội, ở Việt Nam các cá nhân tiếp tục bị bắt bớ, giam cầm vì những lý do liên quan đến hoạt động tôn giáo hoặc đến việc vận động cho tự do tôn giáo; các viên chức của công an và chính quyền vẫn chưa bị trừng trị vì những vụ vi phạm, hoạt động của các tổ chức tôn giáo độc lập vẫn bị xem là bất hợp pháp. Cũng theo Ủy hội này, khuôn khổ pháp lý cho những tổ chức tôn giáo được Nhà nước công nhận vẫn rất mơ hồ, dễ bị diễn giải một cách độc đoán hoặc phân biệt đối xử tùy theo những yếu tố chính trị. Ngoài ra, những tín đồ mới của một số cộng đồng Phật Giáo và Tin Lành bị phân biệt đối xử, hù dọa và bị áp lực nặng nề buộc phải bỏ đạo.
Từ năm 2001, năm nào Ủy hội Tự do Tôn giáo Quốc tế cũng đề đề nghị đưa Việt Nam vào danh sách CPC. Trong hai năm 2004 và năm 2005, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đưa Việt Nam vào danh sách CPC, nhưng đã gạch tên nước này khỏi danh sách vào năm 2006 cho đến nay.
TAGS: TÔN GIÁO - TỰ DO - VIỆT NAM