Trang

Thứ Sáu, 22 tháng 4, 2011

CHÍNH QUYỀN CỘNG SẢN VIỆT NAM TRONG LÒNG NGƯỜI DÂN VIỆT RA SAO?

TẬP THỂ CÁC VỊ LÃNH ĐẠO ĐẢNG VÀ NHÀ NƯƠC VIỆT NAM ƠI THÔI ĐỪNG ĐÀN ÁP BẮT BỚ ĐỒNG BÀO VIỆT NAM NỮA. XIN HÃY MỘT LẬN LẮNG NGHE TIẾNG NÓI CỦA NGƯỜI DÂN XEM Ý KIẾN CỦA HỌ RA SAO? ĐÀN ÁP,BẮT BỚ VÀ GIAM CẦM ĐỒNG BÀO RUỘT THỊT CỦA MÌNH LÀ ĐIỀU SỈ NHỤC LỚN LAO NHẤT MÀ QUÝ VỊ ĐÃ GÂY RA CHO NGƯỜI DÂN CẢ NƯỚC TRONG SUỐT MẤY CHỤC NĂM QUA.

THE LEADERS OF COMMUNIST GOVERNMENT OF VIETNAM SHOULD STOP CONTINUOSLY FOR YOUR REPRESSION,ARREST AND MAKING TRIAL TO PEOPLE. PLEASE FOR ONCE LISTENING TO THE VOICE OF PEOPLE IN COUNTRY TO SEE HOW THEIR IDEAS? REPRESSION,ARREST AND MAKING TRIAL TO YOUR PEOPLE IS REALLY THE DISHONOURABLE THAT YOU HAVE CAUSED TO THOSE PEOPLE DURING PAST TENS OF YEARS.



Trí thức Việt Nam và vụ Cù Huy Hà Vũ

Hà Dương Dực
Tác giả hiện sống tại Hoa Kỳ
Xã hội Việt Nam xưa tuy nói rằng có sĩ nông công thương nhưng nghề nông chiếm đa số tới 90%, và về sự quan trọng thì chỉ có sĩ là có thể gần bằng nông, đó là thời bình.
Còn trong chiến tranh chống ngoại xâm nông dân bao giờ cũng là hàng ngũ tiền phong chịu hy sinh và thiệt hại về nhân số tuyệt đối lớn, sự quan trọng lại không kém vai trò lãnh đạo, chỉ huy của Vua Quan, trí thức.
Não trạng nông dân
Trong hai trận chiến 1945-1954 và 1956-1975 người nông dân Việt Nam cũng đã đóng trọn vai trò của mình như tiền nhân, nhưng với sự khác biệt rất lớn: trong lịch sử chống ngoại xâm thời xưa người nông dân được các vị vua quan, trí thức chỉ huy còn trong hai trận chiến vừa kể nông dân được sự lãnh đạo của đảng Cộng Sản Việt Nam.
Với lòng yêu nước vô bờ bến của đại đa số nhân dân, với sự ủng hộ của đa số trí thức, Đảng Cộng sản Việt Nam với tổ chức và kỷ luật chặt chẽ đã giành được chiến thắng.
Hiển nhiên là người nông dân và nông dân lên làm lãnh đạo trong Đảng Cộng sản đã đóng góp rất lớn trong chiến tranh.
Nhưng khi đóng góp đó được nhắc tới thường xuyên nhưng những yếu kém, những mặt tiêu cực không hề được nói tới thì càng ngày các đóng góp đó càng trở nên như một cái bóng phủ kín bầu trời, cái bóng của con người và của lý thuyết Cộng Sản.
Chúng ta đã mất trên ba mươi năm với nhiều biện luận cho đổi mới kinh tế, đổi mới tư duy nhưng cái bóng đó vẫn còn.
Cù Huy Hà Vũ không đả động tới Đảng Cộng sản nhưng kiện Thủ Tướng chính là kiện bộ máy hành chánh do Đảng nắm độc quyền điều hành, kiện cách thức điều hành đất nước
Và hôm nay lại có phần phản cảm hơn hôm qua vì tiền càng ngày càng nhiều, rất nhiều.
Công lao thì ít đòi hỏi thì nhiều, chia chác thành quả kinh tế - mà phần lớn là nhờ vay mượn, và của dân xuất khẩu lao động - để ăn chơi, thổi phồng thành quả chiến tranh lên mức vĩ cuồng rồi lấy sự vĩ cuồng đó để biện minh cho hiện hữu.
Một sự hiện hữu bệnh hoạn.
Không phải trí thức đã không đóng trọn vai trò của mình trong chiến tranh.
Trung đoàn Thủ Đô đã hy sinh như thế nào mọi người đều biết, và còn Dương Quảng Hàm ­ (một trí thức tên tuổi bị Pháp giết) hay Võ Nguyên Giáp, Trần Đại Nghĩa, Nguyễn Mạnh Tường...tham gia kháng chiến.
Càng không phải là giới lãnh đạo hồi 44-45 đã không nhìn thấy nguy hại của lý thuyết Cộng sản.
Hồ Chí Minh trong một lá thư gửi Ngoại Trưởng Mỹ thời đó là James Byrnes (ngày 1 tháng 11/1945) đã đề nghị gửi 50 sinh viên - một số lượng lớn hồi đó - sang Mỹ du học. Để làm gi?

Vụ xử tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ là 'xử trí thức'
Việt Nam đã có chính phủ liên hiệp có Hiến pháp rất dân chủ từ 1946 và Hồ Chí Minh đã hô hào cách mạng dân tộc nhưng mọi cố gắng đều bị phá vỡ bởi ý đồ xâm lăng của Pháp Anh Mỹ.
Và rồi tinh thần đoàn kết dân tộc trong đấu tranh giành độc lập lại bị phá vỡ bởi ngoại quốc, lần này chính là "anh em" Trung Hoa vĩ đại, hậu quả là đấu tố mà khẩu hiệu "trí, phú, địa hào, đào tận gốc..." tưởng là đã bị Hồ Chí Minh chôn vùi lại nhờ Mao Trạch Đông hà hơi mà đội mồ lên như một bóng ma quái dị.
Quyết loại trí thức?
Ở đây tôi muốn mượn ý của một cựu quân nhân nào đó để nói rằng: trí thức yêu nước chỉ mờ nhạt đi chứ không thể bị loại trừ. Chúng ta thấy sau chiến tranh, năm 1955-1956 trí thức Việt Nam ở Bắc kỳ đã lên tiếng trong Nhân Văn Giai Phẩm.
Mặc dầu thấy "mưa sa trên màu cờ đỏ" và "Tôi yêu đất mẹ đây, có cỏ hoa làm chứng" nhưng trí thức hồi đó còn "tôi yêu chủ nghĩa này cờ đỏ cãi cho tôi" nên sự chống đối đã trở nên đơn độc của một nhóm và đó cũng là một lý do khiến nhiều người đã bị hành hạ tù đầy trên 20, 30 năm.
Một nhóm trí thức dầu yêu nước, dầu dấn thân đến đâu mà không được nhân dân hậu thuẫn cũng không thể chống lại được một đảng có tổ chức chặt chẽ của nông dân và công nhân.
Nhất là đảng đó lại đang muốn củng cố vai trò lãnh đạo mình, của nông dân và công nhân, sau 9 năm chiến tranh.
Sau thời gian dài bị bóc lột trong chế độ nô lệ và sau hy sinh vì chiến tranh thì sự đòi hỏi đó có quá lố cũng vẫn có thể hiểu được. Mặt khác tình hình đất nước chia đôi khiến cho các tiếng nói phản kháng càng không có điều kiện phát triển.
Tránh vết xe đổ chúng ta đã thấy trí thức yêu nước và dấn thân của Việt Nam thời sau Đổi Mới đã rất dè dặt và tuy vậy cũng từng bước nói lên quan điểm trong mọi lãnh vực liên quan đến đời sống của nhân dân.
Từ "một góc nhìn của trí thức" đến cái nhìn của trí thức, thời gian cũng mất vài năm như nhất bộ nhất bái đi từ đập nước Sơn La tới sông Thị Vải.
Kinh tế càng phát triển chúng ta càng có nhiều vấn đề mà không có tinh thần nghiên cứu vô tư, hiểu biết cùng sự vị tha của trí thức thì các mặt trái của phát triển sẽ càng ngày càng nặng nề, mà người chịu hậu quả cuối cùng chính là nông dân nghèo.
Ô nhiễm sông hồ tại Hà Nội
Thiếu tiếng nói trí thức, đất nước chìm vào các mặt trái của phát triển
Điều này càng ngày càng được nói tới nhiều trên báo chí, nông dân và công nhân ngày nay hiểu rất rõ điều đó. Nhưng với công an cảnh sát và tổ chức chặt chẽ Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn ngang nhiên giữ độc quyền cai trị và tham nhũng.
Cộng với sự chèn ép của Trung Hoa, từ chiếm đất, chiếm đảo tới chiếm tài nguyên, nước Việt Nam trong các năm cuối thập kỷ 2010 đã gần như một nước không còn phải của toàn dân nữa.
Nhóm trí thức như BấmViện IDS bị bắt buộc phải tự giải tán, nhưng cá nhân trí thức yêu nước, vị tha lên tiếng thì càng ngày càng nhiều, mạnh bạo và bài bản nhất phải kể Cù Huy Hà Vũ.
BấmCù Huy Hà Vũ không đả động tới Đảng Cộng sản nhưng kiện Thủ Tướng chính là kiện bộ máy hành chánh do Đảng nắm độc quyền điều hành, kiện cách thức điều hành đất nước.
Điều hành đất nước mà không nghe Dân, không nghe những Chu Văn An thì đất nước không thể khá được.
Vụ kiện Thủ Tướng tưởng là một cơ hội để dân và chính quyền hiểu nhau hơn, chính quyền nhờ thế sẽ khá hơn, nhân dân cũng được nhờ.
Đó là một thiện ý. Chính vì vậy Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ đã nhận được rất nhiều hoa và sự ủng hộ của nhân dân, nhưng Đảng Cộng sản nhất định giữ độc quyền cai trị, bỏ ngoài tai tiếng nói của nhân dân, kết tội Cù Huy Hà Vũ và bản án là 7 năm tù.
Thế nhưng, số trí thức trong nước công khai phản đối bản án ngày càng lan rộng và nhận được sự hỗ trợ của nhiều tầng lớp khác, kể cả công nhân và nông dân.
Đó là điều giống và khác nhau của hai bản án Nhân Văn Giai Phẩm và Cù Huy Hà Vũ.
Đảng Cộng sản có thể bỏ tù Cù Huy Hà Vũ nhưng không thể bỏ tù hết trí thức yêu nước của Việt Nam.
Vai trò lãnh đạo đất nước phải do toàn dân định đoạt nếu không thì: tổ kiến hổng sụp tan đê cũ.
Cù Huy Hà Vũ đã cảnh báo và răn đe: Tổ Quốc và nhân dân sẽ phá án cho tôi.
Bài đã được đăng trên trang Diễn Đàn - Forum tại Pháp, thể hiện quan điểm riêng của tác giả Hà Dương Dực. Xin xem thêm các ý kiến trong BấmDiễn đàn BBC.

    Không có nhận xét nào:

    Đăng nhận xét