Trang

Thứ Ba, 26 tháng 4, 2011

HỒI TƯỞNG VỀ CỐ THIẾU TƯỚNG PHẠM VĂN PHÚ- ANH HÙNG VN TỰ SÁT NGÀY 29-04-1975



                                            

THIẾU TƯỚNG PHẠM VĂN PHÚ TƯ LỆNH QUÂN Đ0ÀN 2 NGƯỜI ANH HÙNG BẤT KHUẤT
TỰ SÁT NGÀY 29-04-1975.

Tiểu Sử
Thiếu Tướng Phạm Văn Phú sinh năm 1929 tại Hà Đông, Bắc Việt. Sau khi tốt nghiệp học khóa 8 trường Võ Bị Liên Quân Đà Lạt vào giữa năm 1953, ông đã tình nguyện phục vụ trong binh chủng Nhảy Dù. Ngày 14 tháng 3/1954, trong tình hình chiến trường Điện Biên Phủ vô cùng sôi động, ở cấp bậc Trung Úy ông đã chỉ huy một đại đội của Tiểu Đoàn 5 Nhảy Dù, nhảy xuống Natasha, một vị trí sát phi đạo chính. Sau hơn một hơn tháng liên tục giao tranh với Việt Minh, ngày 16 tháng 4/1954, Trung Úy Phạm Văn Phú đã chỉ huy một thành phần của Tiểu Đoàn 5 Nhảy Dù cùng với các đơn vị bạn phản công tái chiếm một cứ điểm trọng yếu. Sau trận phản công này, ông được thăng cấp Đại Úy tại mặt trận khi vừa đúng 25 tuổi, và đến ngày 26 tháng 4/1954, được cử giữ chức Tiểu Đoàn Phó Tiểu Đoàn 5 Nhảy Dù. Ngày 7/5/1954, Điện Biên Phủ thất thủ, ông bị địch quân bắt giam. Sau 20/7/1954 (Hiệp định Genève), ông được trao trả và tiếp tục phục vụ trong quân đội Việt Nam Cộng Hòa (VNCH).

Năm 1960, được tuyển chọn để phục vụ trong binh chủng Lực Lượng Đặc Biệt. Cuối năm 1962, thăng cấp Thiếu Tá và giữ chức vụ Liên Đoàn Trưởng Liên Đoàn Quan Sát 77 Lực Lượng Đặc Biệt. Giữa tháng 5/1964, ông đã chỉ huy liên đoàn này đánh tan Trung Đoàn 765 Cộng Sản Bắc Việt (CSBV) tại Suối Đá, Tây Ninh. Gần cuối năm 1964, ông được thăng Trung Tá và giữ chức tham mưu trưởng Lực Lượng Đặc biệt. Một năm sau, ông được thăng Đại Tá nhiệm chức.

Đầu năm 1966, không hiểu vì lý do gì, ông bị vị Tư Lệnh Lực Lượng Đặc Biệt trình Bộ Quốc Phòng thâu hồi cấp Đại Tá nhiệm chức và thuyên chuyển ra miền Trung, giữ chức Phụ Tá Tư Lệnh Sư Đoàn 2 Bộ Binh, giữa năm 1966, ông là Đại Tá Tư Lệnh Phó, xử lý thường vụ Tư Lệnh Sư Đoàn này. (Tư Lệnh Sư Đoàn 2 Bộ Binh là Thiếu Tướng Hoàng Xuân Lãm, được cử giữ chức Tư Lệnh Quân Đoàn 1 Vùng 1 Chiến Thuật vào cuối tháng 5/1966). Cuối năm 1966, ông được điều động ra Sư Đoàn 1 Bộ Binh làm Tư Lệnh Phó Sư Đoàn. Giữa năm 1968, được cử giữ chức vụ Tư Lệnh Biệt Khu 44 (bao gồm các tỉnh biên giới ở miền Tây Nam phần). Năm 1969, được thăng cấp Chuẩn Tướng tại mặt trận. Đầu năm 1970, chuẩn Tướng Phú được cử thay thế Thiếu Tướng Đoàn Văn Quảng trong chức vụ Tư Lệnh Lực Lượng Đặc biệt.

Gần cuối tháng 8/1970, Tướng Phú được Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu bổ nhiệm giữ chức Tư Lệnh Sư Đoàn 1 Bộ Binh thay thế Thiếu Tướng Ngô Quang Trưởng, được cử giữ chức Tư Lệnh Quân Đoàn 4. Tháng 3/1971, ông được thăng Thiếu Tướng tại mặt trận sau cuộc hành quân Lam Sơn 719 ở Hạ Lào (ngoài Tướng Phú, có hai Đại Tá được thăng cấp chuẩn tướng: Đại Tá Vũ Văn Giai -- Tư Lệnh phó Sư Đoàn 1 Bộ Binh, Đại Tá Hồ Trung Hậu -- Tư Lệnh Phó Sư Đoàn Nhảy Dù). Trong cuộc chiến mùa Hè 1972, ông đã điều động, phối trí các trung đoàn của Sư Đoàn 1 Bộ Binh giữ vững phòng tuyến Tây Nam Huế. Do điều kiện sức khỏe, đến tháng 9/1972, ông bàn giao Sư Đoàn 1 Bộ Binh cho Đại Tá Điềm, Tư Lệnh Phó, xử lý thường vụ. Từ 1973 đến tháng 10/1974, ông giữ chức chỉ huy trưởng Trung Tâm Huấn luyện Quang Trung. Tháng 11/1974, thể theo đề nghị của Thủ Tướng Trần Thiện Khiêm và Phó Tổng thống Trần Văn Hương, Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu đã ký sắc lệnh cử ông giữ chức vụ Tư Lệnh Quân Đoàn 2 và Quân Khu 2 thay thế Trung Tướng Nguyễn Văn Toàn. (Tướng Toàn trở lại binh chủng Thiết giáp, giữ chức chỉ huy trưởng).

Phạm Phong Dinh
Giở lại những trang sử chiến đấu dũng mãnh của Quân Lực Việt Nam Cộng
Hòa ngăn chống làn sóng cộng sản tràn xuống từ phương Bắc, chúng ta không khỏi
bồi hồi cảm xúc và trân trọng những hy sinh xương máu quá lớn của người Lính Việt
Nam Cộng Hòa, họ không chỉ chiến đấu bảo vệ một đất nước nhỏ bé nằm bên bờ
Thái Bình Dương, mà họ còn bảo vệ cho cả vùng Ðông Nam Á nữa. Thật đau xót,
trong lúc Quân Dân Việt Nam Cộng Hòa hy sinh hàng triệu người chiến đấu ròng rã
hơn hai mươi năm khổ ải, những nước ấy rãnh tay thong dong dựng xây đất nước
để trở thành những con rồng con hổ như ngày nay.
Các bạn thanh niên Việt Nam trẻ hãy kể lại cho bạn bè trong Trường Trung
Học hay Ðại Học cùng nghe rằng có một Quân Ðội trang bị bằng những vũ khí lạc
hậu là Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa nhưng đã dám ngăn chống cả một đại khối
cộng sản quốc tế với một đoàn quân hung bạo khát máu là binh đội bắc cộng, được
trang bị bằng những loại tư tưởng căm thù phanh thây uống máu quân thù, cùng
những loại vũ khí giết người tối tân và ghê rợn nhất. Hãy nghe chính Tổng Thống
Hoa Kỳ Nixon xác định cuộc chiến đấu anh dũng của cha anh của các bạn trong
quyển hồi ký No More Vietnams như sau: ‘’Tương quan sức mạnh và vũ khí của
Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa với quân đội cộng sản Bắc Việt có thể ví với những
đứa trẻ cầm súng nước đồ chơi, chiến đấu với những người lính cứu hỏa xịt vòi
rồng’’. Không còn cách so sánh nào chính xác hơn được nữa. Nhờ sức mạnh và
lòng dũng cảm kỳ diệu nào mà người Lính Việt Nam Cộng Hòa chiến đấu bảo vệ con
cái của họ, là các bạn, trong vòng hai mươi năm, rồi khi sang định cư ở xứ người,
cũng những người Lính ấy tiếp tục chiến đấu với muôn ngàn khó khăn để các bạn có
được sự nghiệp huy hoàng như ngày hôm nay. Có khi nào các bạn nghĩ một chút
đến cha mẹ của các bạn trong những ngày Mother`s Day hay Father`s Day. Hãy tin
chúng tôi, chỉ cần các bạn siết chặt bàn tay đen đúa chai sạn và đầy vết thẹo chiến
tranh của cha, chỉ cần nói: Chúng con cảm ơn những giọt máu và những giọt mồ hôi
của cha, các bạn sẽ thấy bàn tay cha run run và những giọt lệ sung sướng của
người chảy ràn rụa trên đôi má nhăn nheo vì vết chém tàn nhẫn của bội bạc và thời
gian. Các bạn trẻ Việt Nam, các bạn hãy ưỡn ngực và ngẩng cao đầu tự hào, vì các
bạn thuộc về một Dân Tộc có nhiều Anh Hùng, Anh Thư hơn bất cứ Dân Tộc nào
khác, trong đó Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đã cống hiến tên tuổi những vị Thần
Tướng Nguyễn Khoa Nam, Phạm Văn Phú, Lê Văn Hưng, Lê Nguyên Vỹ, Trần Văn
Hai, Hồ Ngọc Cẩn.
Thiếu Tướng Phạm Văn Phú xuất thân từ Trường Võ Bị Quốc Gia Ðà Lạt
trong thập niên 1950, lúc cường độ chiến tranh giữa quân cộng sản và quân Pháp
lên đến mức độ cao nhất. Tuy có một vóc dáng nhỏ thó, thanh mảnh, nhưng tân
Thiếu Úy Phú đã tình nguyện gia nhập Binh Chủng Nhảy Dù thuộc Quân Ðội Quốc
Gia Việt Nam. Người Pháp đã chính thức ký kết với Vua Bảo-Ðại trong năm 1948,
thừa nhận nền độc lập của nước Việt Nam, công nhận Quân Ðội Quốc Gia Việt Nam
là Lực lượng chính danh bảo vệ nước Việt Nam non trẻ. Với tham vọng bành trướng
chủ nghĩa cộng sản, quốc tế cộng sản do Nga xô lãnh đạo đã đào tạo nhiều tên tay
sai chó săn đắc lực, hiếu chiến hiếu sát, trong đó nổi bật nhất là Hồ chí Minh, tròng
dây xích vào cổ chúng, rồi xua trở về chiêu mộ binh lính cắn xé chính Dân Tộc của
chúng. Cho nên bọn cộng nô bán nước ấy nhất định đánh gục quân Pháp trước rồi
tấn công Quân Ðội Quốc Gia Việt Nam sau, thôn tính toàn cõi ba nước Việt, Miên,
Lào, tàn nhẫn thiêu đốt hàng triệu thanh niên miền Bắc và miền Nam vào lò lửa
chiến tranh. Chúng không đời nào chịu quy phục Chính Phủ có Chính Danh của Vua
Bảo-Ðại. Hơn thế nữa chúng còn ngỗ ngáo gọi toàn thể người Quốc Gia Việt Nam là
1
Khi về phục vụ trong Binh Chủng Nhảy Dù, chẳng mấy chốc Thiếu Úy Phạm
Văn Phú đã nổi tiếng là một trong những Chiến Sĩ dũng cảm nhất của Tiểu Ðoàn 5
Nhảy Dù, cho nên khi Tiểu Ðoàn 5 Dù nhận lệnh nhảy vào Ðiện Biên Phủ trong
những ngày tháng 5.1954, thì Thiếu Úy Phú đã được vinh thăng lên Trung Úy Ðại
Ðội Trưởng, rồi Ðại Úy Tiểu Ðoàn Trưởng trong những ngày địa ngục tại nơi này.
Ðại Úy Phú đã chiến đấu sát cánh cùng các chiến hữu đến những giây phút cuối
cùng nhất. Rạng sáng ngày 7.5.1954, toàn Tiểu Ðoàn của Ðại Úy Phú chỉ còn có 100
tay súng mà phải ngăn chống một số lượng quân địch đông đảo gấp hai mươi lần.
Ðại Úy Phú xung phong dẫn đầu Tiểu Ðoàn lên đánh cận chiến với địch và dành lại
hơn 100 thước chiến hào. Ðại Úy Phú cùng các Sĩ Quan chỉ huy Tiểu Ðoàn đều bị
đạn địch quật ngã và một vài giờ sau đó bị sa vào tay giặc. Trong thời gian bị giặc
bắt làm tù binh, bệnh phổi của Ðại Úy Phú bị tái phát và ông mang bịnh lao, người đã
thề với lòng là thà chết chứ không chịu nhục nhã lọt vào tay giặc một lần nữa. Ðịnh
mệnh vẫn còn muốn cho người anh hùng được sống, để tiếp tục chiến đấu cống
hiến nhiều hơn nữa cho nền tự do của Tổ Quốc. Sau ngày 20.7.1954, là ngày đất
nước bị chia đôi, lấy vĩ tuyến 17 và Sông Bến Hải làm ranh giới, Ðại Úy Phú được trả
về cho Việt Nam Cộng Hòa. Một thời gian sau, ông được vinh thăng Thiếu Tá và
được Tổng Thống Ngô Ðình Diệm tín nhiệm cử giữ chức Liên Ðoàn Trưởng Liên
Ðoàn 77 Lực Lượng Ðặc Biệt trong năm 1961. Lực Lượng Ðặc Biệt là một Binh
Chủng hoạt động đặc biệt như danh xưng của nó, giữ nhiệm vụ tổ chức những cuộc
xâm nhập và thám sát trong những khu vực hoạt động của quân phỉ cộng miền Nam
của binh đội Bắc Việt. Cùng với Trung Tâm Hành Quân Delta, Liên Ðoàn 77 Lực
Lượng Ðặc Biệt là cái cột xương sống của cấu trúc Binh Chủng. Sau này khi Lực
Lượng Ðặc Biệt giải thể trong năm 1970, cả hai Ðơn Vị này trở thành Liên Ðoàn 81
Biệt Cách Nhảy Dù, mà vị Chỉ Huy lừng danh chính là Ðại Tá Phan Văn Huấn. Có lẽ
nhờ kinh nghiệm trong thời kỳ chỉ huy quân Mũ Xanh Biệt Kích, nên khi sau này ra
làm Tư Lệnh Sư Ðoàn I Bộ Binh, Chuẩn Tướng Phú đã phát triển Ðại Ðội Hắc Báo
2
Thiếu Tướng Phú là một trong những vị Tướng trẻ xuất sắc nhất của Quân
Lực Việt Nam Cộng Hòa, cho nên khi Binh Chủng Lực Lượng Ðặc Biệt đã lớn mạnh
và nhu cầu chiến trường miền Tây đòi hỏi một vị chỉ huy tài giỏi, Bộ Tổng Tham Mưu
liền cử ngay Ðại Tá Phạm Văn Phú về làm Tư Lệnh Biệt Khu 44. Biệt Khu 44 là một
vùng đất quan trọng bao gồm các Tỉnh nằm dọc theo biên giới Miên Việt thuộc Vùng
IV Chiến Thuật, trong đó cánh Ðồng Tháp Mười quanh năm sình lầy và ngập nước
vẫn được việt cộng ngỗ ngáo cho là mật khu bất khả xâm phạm của chúng. Ðại Tá
Phú quyết định đánh một đòn trời giáng lên đầu việt cộng. Dưới quyền Ðại Tá Phú
có nhiều Sĩ Quan trẻ năng nổ, nhiều kinh nghiệm chiến trường như Trung Tá Hà Mai
Việt, Thiết Ðoàn Trưởng Thiết Ðoàn 12 Kỵ Binh và Sĩ Quan các cấp Liên Ðoàn 4 Biệt
Ðộng Quân. Ðại Tá Phú giao trách nhiệm cho Trung Tá Việt bằng mọi giá phải đánh
phá cho tan tành Ðồng Tháp Mười qua Chiến dịch Tà Nu 1969. Ðại Tá Phú tổ chức
Chiến Ðoàn 12, với Thiết Ðoàn 12 Kỵ Binh tăng phái thêm Tiểu Ðoàn 38 Biệt Ðộng
Quân tiến đánh Tà Nu. Tà Nu là một cái Làng nằm sát biên giới, là mật khu mà quân
phỉ cộng dùng làm hậu cần, tiếp tế, huấn luyện và bổ sung quân số cho quân cộng
trong khu vực miền Tây. Cái khó khăn của Trung Tá Việt là bọn phỉ lủi tránh nhanh
như những con chuột ngày sợ ánh sáng khi nghe tiếng xích sắt của những con thần
mã M-113 và chường mặt ra chúng hiếp giết đồng bào khi quân ta rút đi. Trung Tá
Việt quyết tâm đánh dập ngay trên hang ổ bọn chúng vào lúc mà chúng không ngờ
nhất. Các Sĩ Quan Thiết Giáp của ta được lệnh tắt máy truyền tin và bốc quân Mũ
Nâu một cách lặng lẽ tại những điểm tập trung. Ðể những chiếc M-113 di chuyển
nhẹ nhàng và dễ dàng trong vùng sình lầy, các giang thuyền Hải Quân chờ sẵn ở
những bến sông Hồng Ngự để tiếp tế xăng dầu. Chiến Ðoàn 12 chờ cho đêm xuống,
lợi dụng những ánh hỏa châu thường lệ như hàng đêm, những con ngựa sắt tiến
quân trong tiếng trực thăng bay vần vũ trên trời để át tiếng động cơ thiết giáp. Bọn
giặc cộng yên chí gác chân ngủ khoèo như mọi lần. Trung Tá Việt quyết định xuất
kích lúc 6 giờ sáng, thay vì 7 giờ, vì lúc đó trời đã sáng tỏ, e quân cộng sẽ phát giác
và chém vè nhanh chóng. Ðúng 6 giờ, quân ta nhận lệnh tấn công trên 8 mục tiêu.
Những chiếc M-113 đã trườn vào ngay sát... đít mà quân phỉ vẫn cứ điếc đặc. Cho
đến khi những bánh xích sắt ầm ầm cán lên những công sự phòng thủ và Chiến Sĩ
Biệt Ðộng Quân tràn ngập các chiến hào đánh cận chiến quá dữ dội, quân việt cộng
vỡ ra từng mảng, bị thiệt hại rất nặng người và vật chất chiến tranh. Tầm mức chiến
thắng quá lớn, đến nỗi Tổng Thống Thiệu đích thân xuống Cao Lãnh ngày 16.4.1969
khen thưởng Chiến Ðoàn. Tháp tùng Tổng Thống Thiệu có Thủ Tướng Hương, Cụ
Hương ba lần đề nghị Tổng Thống Thiệu gắn một sao cho Ðại Tá Phú và được chấp
thuận. Tổng Thống Thiệu phải mượn tạm cặp ngôi sao trên ve áo của Chuẩn Tướng
Nguyễn Vĩnh Nghi, Tư Lệnh Sư Ðoàn 21 Bộ Binh gắn cho Chuẩn Tướng Phú. Trung
Tá Việt được trao gắn Anh Dũng Bội Tinh với Nhành Dương Liễu và được vinh
thăng Ðại Tá. Tình hình chiến sự vùng hỏa tuyến nổ lớn, Chuẩn Tướng tân thăng
Phạm Văn Phú nhận lệnh ra Quân Khu I làm Tư Lệnh Sư Ðoàn I Bộ Binh thay thế
Thiếu Tướng Ngô Quang Trưởng về làm Tư Lệnh Quân Ðoàn IV & Quân Khu IV.
Những vị Tư Lệnh Sư Ðoàn 1 Bộ Binh luôn luôn được cân nhắc lựa chọn và
bổ nhiệm, vì đây là Sư Ðoàn thiện chiến nhất của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa
ngang hàng với Sư Ðoàn Dù và Sư Ðoàn Thủy Quân Lục Chiến, với trọng trách bảo
vệ Tỉnh Thừa Thiên, Cố Ðô Huế và Tỉnh Quảng Trị. Dù có ăn gan...trời, ông Thiệu
cũng chưa bao giờ dám bổ nhiệm những viên Tư Lệnh tồi và tham nhũng vào vị trí
này. Cho nên những vị Tư Lệnh lừng lẫy nhất như Ngô Quang Trưởng, Phạm Văn
Phú, Lê Văn Thân, Nguyễn Văn Ðiềm đều là những Danh Tướng nước Nam, đã
3
Chuẩn Tướng Phú, người Chiến Sĩ đã từng có nhiều kinh nghiệm đánh những
trận long trời với quân cộng sản ở miền Bắc và Ðiện Biên Phủ, cho nên ông thiết trí
con cái trên những căn cứ liên hoàn để tiếp ứng nhau một cách rất chặt chẽ như
những cái mắt xích. Trong những ngày đầu trong khu vực trách nhiệm của Sư Ðoàn
I Bộ Binh, các lực lượng giặc cộng đã chạm phải một bức tường thép kiên cố rất khó
đánh thủng. Ngược Lại Quân Sư Ðoàn I Bộ Binh bung rộng ra càn quét và gây nhiều
thiệt hại lớn cho địch. Các Chiến Sĩ Sư Ðoàn I Bộ Binh tinh thần lên rất cao khi lúc
nào cũng trông thấy trực thăng Chuẩn Tướng Phú bay yểm trợ ngay trên đầu. Ðại Tá
Giai nhiều lần nhảy xuống các Căn Cứ để thăm hỏi và khích lệ hùng khí chiến đấu
của quân Nam. Sau chiến công Hạ Lào, cả hai vị Tư Lệnh đều được vinh thăng lên
một cấp, riêng Chuẩn Tướng Giai còn được đề bạt làm Tư Lệnh Sư Ðoàn 3 Bộ Binh
tân lập vào tháng 10 năm 1971. Giai đoạn Hai của kế hoạch có bị trở ngại, khi Liên
Ðoàn I Biệt Ðộng Quân ở mặt Bắc bị sư đoàn 304 Bắc Việt tấn công biển người,
quân Mũ Nâu được lệnh rút về bên này biên giới. Lữ Ðoàn 3 Dù gặp khó khăn chồng
chất lên các căn cứ 30 và 31, vì phải đương đầu với chiến thuật tiền pháo hậu xung
và biển người của địch. Trong cuộc chiến tranh Việt Nam, nếu Cấp Chỉ Huy Việt
Nam Cộng Hòa tiết kiệm từng giọt máu của Chiến Sĩ, thì bọn chỉ huy đồ tể cộng sản
lại sát hại binh lính của chúng một cách giã man bằng chiến thuật biển người. Ðây là
chiến thuật phù hợp với trình độ thấp kém của cấp chỉ huy địch, cứ thúc đít cán binh
xổng lưng tiến lên tấn công, chết bao nhiêu cũng mặc, miễn là đạt được chiến thắng.
Vì vậy khi quân Dù buộc phải rút bỏ các Căn Cứ Hỏa Lực, giai đoạn hai bị khựng lại.
Trung Tướng Hoàng Xuân Lãm, Tư Lệnh 719 quyết định dùng Sư Ðoàn I Bộ Binh
tấn công Tchépone thay Lữ Ðoàn Dù và không vận Sư Ðoàn Thủy Quân Lục Chiến
sang giữ mặt hậu cho Tướng Phú điều quân tiến lên. Chuẩn Tướng Phú nhất quyết
đánh chiếm cho bằng được Tchépone để gây tiếng vang Quốc Tế theo như mong
mỏi của Thổng Thống Thiệu. Thiếu Tá Trần Ngọc Huế, người anh hùng của Trận
4
Mục tiêu chiến lược Tchépone đã được chiếm, Quân Ta hoàn thành kế hoạch
và được lệnh rút hết về Việt Nam. Bốn sư đoàn địch gồm các sư đoàn 2, 304, 308 và
324B Bắc Việt chia quân bao vây chia cắt Lực lượng Sư Ðoàn I Bộ Binh. Quân số
khởi đầu của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa là 17.000 Chiến Sĩ, hao hụt dần trong
suốt tháng 2.1971 với những trận đánh đẫm máu, đã tụt xuống còn có 8.000, trong
khi quân số địch lên đến 40.000. Người Lính Việt Nam Cộng Hòa lúc nào cũng gánh
vác những sức nặng quá mức, chiến đấu trong những điều kiện nghiệt ngã, với sức
chịu đựng bền bỉ đến phi thường. Sang ngày 15.3.1971, tình hình thêm nguy kịch vì
Quân Ta cạn kiệt tiếp liệu, ngay cả phi cơ tản thương và tiếp tế thuốc men cũng
không xuống được. Quyết định rút quân không khó, nhưng ở chỗ chỉ định một Tiểu
Ðoàn nhận trách nhiệm cản hậu cho Quân Nam triệt thoái trật tự và an toàn về đến
các Căn Cứ gần biên giới. Cản hậu đồng nghĩa với tử biệt Chiến Hữu. Những người
ở lại chắc chắn sẽ chết. Nếu may mắn sống sót nhưng sa vào tay giặc thì cũng cầm
bằng như chết. Trung Tá Lê Huấn, Tiểu Ðoàn Trưởng Tiểu Ðoàn 4 của Trung Ðoàn
1 nhận trách nhiệm. Ôi cao cả biết ngần nào, những Anh Hùng Lê Lai của thời đại
lửa binh. Tiểu Ðoàn 4 giao tranh dữ dội với giặc suốt ngày. Vị Tiểu Ðoàn Trưởng và
Tiểu Ðoàn Phó điều quân tả xung hữu đột, dũng mãnh dẫn đoàn quân rách nát tả tơi
tiến mãi về hướng Ðông. Trong phút chốc hai người anh cả của Tiểu Ðoàn trúng đạn
địch và hy sinh. Các cấp chỉ huy còn sống của Tiểu Ðoàn 4 không xin tải thương, chỉ
xin đạn để tiếp tục chiến đấu. Cuối cùng thì 32 Chiến Sĩ còn lại của Tiểu Ðoàn 4
cũng được những người bạn phi công Mỹ liều chết lao xuống bốc được về Khe
Sanh.
Thiếu Tướng Phú và Sư Ðoàn I Bộ Binh đánh một trận lừng lẫy trong Mùa Hè
Ðỏ Lửa 1972, khi Võ nguyên Giáp quyết định tung ba sư đoàn với xe tăng và đại
pháo vượt Sông Bến Hải tấn công Sư Ðoàn 3 Bộ Binh của Chuẩn Tướng Vũ Văn
Giai, điều hai sư đoàn tấn công các vị trí của Sư Ðoàn I Bộ Binh ở hướng Tây Huế,
trong suốt tháng 4 năm 1972 quả có những lúc quân Giáp làm cho Quân Nam bối
rối, Quân Sư Ðoàn 3 Bộ Binh rút khỏi Thành Phố Quảng Trị, Quân Sư Ðoàn I Bộ
Binh rút khỏi các cao điểm. Nhưng đến ngày 3 tháng 5 năm 1972, khi Trung Tướng
Trưởng từ Quân Khu IV ra thay thế Trung Tướng Lãm, đó là ngày đánh dấu chấm
hết cuộc đời binh nghiệp của Giáp. Vì sau cơn chiến bại mùa Hè 1972, Giáp bị cách
chức và được thay thế bởi Văn tiến Dũng. Không chiến bại làm sao được, khi Giáp
phải đối đầu với Danh Tướng Trẻ Nước Nam quy tụ dưới Cờ Quân Khu I như: Trung
Tướng Ngô Quang Trưởng, Trung Tướng Lâm Quang Thi Tư Lệnh Phó Quân Ðoàn
I, Chuẩn Tướng Nguyễn Duy Hinh Tham Mưu Trưởng, Thiếu Tướng Hoàng Văn
Lạc, Tham Mưu Trưởng thay thế Chuẩn Tướng Hinh đi làm Tư Lệnh Sư Ðoàn 3 Tân
Lập, Chuẩn Tướng Lê Văn Thân, Phụ Tá Bình Ðịnh Lãnh Thổ, Thiếu Tướng Phạm
Văn Phú, Chuẩn Tướng Lê Quang Lưỡng Tư Lệnh Sư Ðoàn Dù, Chuẩn Tướng Bùi
Thế Lân Tư Lệnh Sư Ðoàn Thủy Quân Lục Chiến. Có Anh Hùng thì cũng có nhiều
Hào Kiệt. Các vị Trung Ðoàn Trưởng, Lữ Ðoàn Trưởng, Tiểu Ðoàn Trưởng như Võ
Toàn, Nguyễn Văn Ðiềm, Phạm Văn Chung, Ngô Văn Ðịnh, Nguyễn Thế Lương,
Nguyễn Văn Ngọc, Nguyễn Thu Lương, Ngô Văn Phát, Nguyễn Văn Phán, Nguyễn
Xuân Phúc, Ðỗ Hữu Tùng... Binh quý hồ tinh bất quý hồ đa. Quân Nam tuy quân số
ít hơn, vũ khí yếu kém hơn quân Giáp nhưng dũng mãnh và hào khí cao ngất trời,
5
Những trận đánh dành đi giật lại những cao điểm Bastogne, Checkmate,
Brimingham ác liệt và đẫm máu đến nỗi xác tử sĩ của đôi bên được vội chôn ngay tại
chỗ. Ðợt tử sĩ kế tiếp được đào hố lên chôn cất, thì lại gặp cái xác cũ nằm ở dưới.
Các Chiến Sĩ Sư Ðoàn I Bộ Binh của ta chỉ chịu dừng quân thôi truy kích địch trong
tháng 10.1972, khi những cơn mưa mùa Thu tầm tã, lê thê bất tận của miền Trung
trải những tấm màn nước lạnh giá lên khắp chiến tuyến. Quảng Trị đã được tái
chiếm ngày 16.9.1972 và Cố Ðô Huế vẫn ngạo nghễ lá Cờ Vàng chính khí trên cột
cờ Phú Văn Lâu.
Sau chiến thắng lừng danh thế giới của Sư Ðoàn I Bộ Binh, các Chiến binh
đồng cam cộng khổ với người Anh Cả Sư Ðoàn bùi ngùi làm lễ tiến đưa vị Tư Lệnh
dũng cảm của họ về Quân Khu III làm Chỉ Huy Trưởng Trung Tâm Huấn Luyện
Quang Trung. Dáng vóc mảnh khảnh và cơn bệnh tiềm ẩn hồi năm 1954 buộc Thiếu
Tướng Phú phải về Sài Gòn dưỡng sức. Tuy vậy đảm đương công việc tại Quân
Trường lớn nhất Việt Nam này không phải là một chuyện nhàn hạ. Thiếu Tướng Phú
đã bỏ nhiều tâm huyết cùng công sức chỉnh đốn và phát triển Quân Trường, sau khi
nó đã trải qua những giai đoạn thăng trầm không mong muốn từ tay của những Vị
Chỉ Huy tiền nhiệm. Thật khó mà gỡ những nút rối chằng chịt do những thế lực phe
cánh trong bóng tối chi phối việc điều hành Quân Trường. Quân Trường Quang
Trung huấn luyện Tân Binh Quân Dịch trên khắp 4 Quân Khu nên sức dung chứa
của nó lên đến hàng chục ngàn Chiến Sĩ. Phải là người tín cẩn mới được tuyên
chuyển về làm Chỉ Huy Trưởng Quân Trường này. Nhưng Thiếu Tướng Phú lại là
một ngoại lệ. Giữ tấm lòng tận tụy và tín nghĩa với những Tân Binh, mà nay mai sau
ba tháng quân trường gian khổ, họ chính là cái cột xương sống chống đỡ Giang Sơn
Gấm Vóc của Cha Ông để lại, một cái chức Thiếu Tướng nhỏ nhoi không đủ để
người đương đầu với những trở lực quá lớn. Phó Tổng Thống Trần Văn Hương sớm
nhận ra điều này, chỗ của Tướng Phú phải là ngoài chiến trường, cùng chia sẻ mồ
hôi và máu đào với Chiến Hữu, cho nên Cụ đã thẳng thắn đề nghị Tổng Thống Thiệu
bổ nhiệm Thiếu Tướng Phú trông coi một Quân Khu. Trong bốn Quân Khu, thì hai
Quân Khu III và IV do hai vị: Trung Tướng Dư Quốc Ðống và Thiếu Tướng Nguyễn
Khoa Nam nắm giữ, ngoài Quân Khu I Hà Nội rất ngán sợ uy danh của Trung Tướng
Ngô Quang Trưởng. Sẵn dịp người Tư Lệnh Quân Khu II bị bãi chức vì chuyện ăn
chơi và tham nhũng, Thiếu Tướng Phú được lệnh bay lên Pleiku nhận bàn giao trong
tháng 11.1974. Thiếu Tướng Phú vui mừng gặp lại người Chiến Hữu tâm giao cũ
trong Binh Chủng Lực Lượng Ðặc Biệt và ở Biệt Khu 44 trước kia là Ðại Tá Phạm
Duy Tất, Chỉ Huy Trưởng Biệt Ðộng Quân Quân Khu II và người bạn chiến đấu hồi
Mùa Hè Ðỏ Lửa là Chuẩn Tướng Lê Văn Thân. Chuẩn Tướng Thân sau khi Thiếu
Tướng Phú rời Quân Khu I, ông được Trung Tướng Trưởng đề bạt lên làm Tư Lệnh
Sư Ðoàn I Bộ Binh. Một thời gian sau, vì một vài sơ xuất nhỏ không mong muốn,
Chuẩn Tướng Thân rời Sư Ðoàn I Bộ Binh. Chuẩn Tướng Thân thuộc Binh Chủng
Pháo Binh, ông nổi tiếng là một trong những vị Tướng Pháo Binh giỏi nhất của Quân
Lực Việt Nam Cộng Hòa, ông cũng là một nhà Tham Mưu Hành Quân xuất sắc.
Thiếu Tướng Phú liền bổ nhiệm Chuẩn Tướng Thân làm Phụ Tá Hành Quân trông
coi mặt trận Bình Ðịnh. Phụ giúp Tư Lệnh Quân Khu là một giàn Tham Mưu đầy tài
năng do Bộ Tổng Tham Mưu bổ nhiệm như Ðại Tá Lê Khắc Lý, Tham Mưu Trưởng.
6
Người ta thường hay nói nhiều về việc thất thủ Ban Mê Thuột,ngày 17.3. 1975
và quy trách nhiệm cho Thiếu Tướng Phú. Nhưng thật sự ông là người đã thiết trí
Lực Lượng Quân Ðoàn II mà bất cứ vị Tư Lệnh tài năng nào cũng hành động như
vậy, làm thành một bức tường thành vững chắc mà ngay cả Văn tiến Dũng cũng
không dám liều lĩnh húc vào. Kontum được bốn Liên Ðoàn Biệt Ðộng Quân bảo vệ
chặt chẽ hơn bao giờ hết, Văn tiến Dũng buộc phải nghiên cứu một chiến trường
khác. Nếu đúng ra, theo thông lệ, cộng quân thường đánh Kontum để mở đường
xuống Pleiku. Ðánh Kontum không được, Văn làm sao có thể đánh Pleiku, khi Quân
Lữ Ðoàn 2 Kỵ Binh, hai Trung Ðoàn 44 và 45 của Sư Ðoàn 23 Bộ Binh cùng hai Liên
Ðoàn Tổng Trừ Bị Biệt Ðộng Quân 4 và 7 phối trí bảo vệ Thủ Phủ Cao Nguyên hết
sức vững vàng. Sư Ðoàn 22 Bộ Binh với các Trung Ðoàn Trưởng trẻ tuổi xuất sắc
Nguyễn Hữu Thông, Nguyễn Thiều và Lê Cầu thề giữ vững Tỉnh Bình Ðịnh. Như vậy
Thiếu Tướng Phú đã khóa kín mọi con đường đi xuống miền duyên hải với ý đồ cắt
đứt Việt Nam Cộng Hòa ra làm đôi của quân cộng. Từ khi Võ đại bại ngoài Quân
Khu I, Văn thận trọng hơn, không dám húc bừa và tàn sát lính tráng như Võ. Ông ta
né tránh Quân Chủ Lực Quân Ðoàn II và dùng chiến thuật Công Kỳ Vô Bị đánh vào
một kẻ hở ít phòng bị của Quân Nam là Ban Mê Thuột. Nếu chiếm được nó rồi, Văn
cũng không dám mơ ước sẽ tiến quân về Pleiku trong năm 1975, mà có thể sang
năm 1976. Với một lãnh thổ mênh mông rừng núi bạt ngàn mà chỉ có hai Sư Ðoàn,
làm sao Quân Ðoàn II có thể rải quân giữ hết được. Còn một điều quan trọng nữa
chứng tỏ quân Bắc cộng e sợ Quân Cộng Hòa. Khi mặt trận Ban Mê Thuột bùng nổ
lớn từ ngày 10.3.1975, trong Thành Phố chỉ có Bộ Tư Lệnh Tiền Phương Sư Ðoàn
23 Bộ Binh do Ðại Tá Vũ Thế Quang làm Tư Lệnh cùng các Ðơn Vị phân tán của
Trung Ðoàn 53 Bộ Binh, các Ðơn vị Hành Chánh, vài Ðơn Vị Ðịa Phương Quân-
Nghĩa Quân. Chỉ có ngần ấy chưa đến ngàn tay súng mà các đơn vị sư đoàn 10, 320
và 316 Bắc Việt trong ngày 10.3.1975 đã bị đánh dạt ra khỏi Thành Phố, bị thiệt hại
nhiều cán binh và chiến xa. Ở Phi Trường Phục Dực, Trung Tá Võ Ân, Trung Ðoàn
Trưởng Trung Ðoàn 53 hân hoan gọi điện báo cáo về Quân Ðoàn quân ta thắng lớn
và đang chuyển chiến lợi phẩm vào trưng bày trong Phòng Khách Phi Trường. Quân
ta nhận được tin vui, khi Liên Ðoàn 21 Biệt Ðộng Quân đã được Thiếu Tướng Phú
cho đổ xuống Buôn Hồ và đã có mặt ngoài rìa Ban Mê Thuột. Chỉ đến khi hầm chỉ
huy của Ðại Tá Quang bị phi cơ của Quân Ta dội lầm làm Ðại Tá bị thương, máy
móc truyền tin bị hư hại hoàn toàn, Bộ Tư Lệnh không có thể điều động và Chỉ Huy
các Ðơn Vị được nữa. Yếu tố may mắn và sự chênh lệch lực lượng đã ở về phía
quân cộng. Ðại Tá Quang đã giữ trọn lời thề với Thiếu Tướng Phú, khi ông chào từ
biệt vị Tư Lệnh về Ban Mê Thuột: ‘’Thiếu Tướng an tâm, tôi sẽ làm tất cả những gì
có thể làm được, và tôi sẽ chết ở đó trước khi Ban Mê Thuột mất’’. Ðại Tá Quang bị
thương và bị sa vào tay giặc cùng với Ðại Tá Nguyễn Trọng Luật, Tỉnh Trưởng Ban
Mê Thuột.
Tổng Thống Thiệu từ lâu nung nấu trong lòng ý định thu quân giữ đất, cho nên
khi Ban Mê Thuột chưa thất thủ, Trung Tá Võ Ân và Chiến Sĩ Sư Ðoàn 23 Bộ Binh
còn đang chiến đấu, thì ông ra lệnh cho Thiếu Tướng Phú phải rút quân xuống miền
Duyên Hải, trong buổi họp lịch sử tại Cam Ranh ngày 13.3.1975. Trong buổi họp còn
có sự hiện diện của Thủ Tướng Trần Thiện Khiêm, Ðại Tướng Cao Văn Viên, Tổng
Tham Mưu Trưởng Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, Trung Tướng Ðặng Văn Quang,
Cố vấn An Ninh. Thiếu Tướng Phú nhiều lần xin cho Quân Ðoàn II được cố thủ
7
Thiếu Tướng Phú cảm biết cái sinh mạng nhỏ bé của mình co ngắn lại cùng
với sinh mệnh của Ðất Nước. Rồi khi những chiếc khăn rằn và những chiếc áo màu
xanh rêu mốc đã tràn ngập khắp Phố Phường Sài Gòn trong ngày 30.4.1975, người
chọn cái chết lưu danh Thanh Sử, bằng cách uống độc dược, để tỏ rõ ý chí bất khuất
của người làm Tướng, và chứng tỏ cho giặc biết rằng họ có thể chiếm được đất,
nhưng họ không thể quy phục được tiết tháo của những người Lính Quân Lực Việt
Nam Cộng Hòa. Sử sách ngàn đời sẽ trân trọng ghi tên và tôn vinh Thiếu Tướng
Phạm Văn Phú, người Anh Hùng bất khuất của Dân Tộc Việt Nam. Rồi có một ngày
ánh bình minh trở lại xua tan đi bóng đêm của dối trá, độc ác và bạo lực, tên tuổi
những vị Thần Tướng Anh Hùng Tử Sĩ Nước Nam, trong đó có Ðại Danh Thiếu
Tướng Phạm Văn Phú sẽ được chạm khắc bằng những dòng chữ vàng trên những
Tượng Ðài Anh Hùng Vị Quốc Vong Thân

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét