Trang

Thứ Ba, 31 tháng 5, 2011

HIỆP THÔNG CẦU NGUYỆN CHO SỰ THẬT, CHO CÔNG LÝ VÀ TỰ DO-DÂN CHỦ TẠI VIỆT NAM







ĐỒNG BÀO CÔNG GIÁO CẢ NƯỚC, CÙNG HIỆP THÔNG CẦU NGUYỆN, CHO SỰ THẬT VÀ CÔNG LÝ TẠI VIỆT NAM. CHÚNG TA CÙNG HƯỚNG LÒNG MÌNH, CHIA SẺ VỚI NHỮNG NỖI ĐAU VÀ SỰ MẤT MÁT CỦA ĐỒNG BÀO RUỘT THỊT CHÚNG TA TRÊN KHẮP MỌI MIỀN ĐẤT NƯỚC.CÙNG QUYẾT TÂM THAY ĐỔI MỘT ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM THẬT SỰ TỰ DO VÀ DÂN CHỦ.



05/30/2011

DCCT Sài Gòn thắp nến cầu nguyện cho công lý (Video)

Thánh lễ cầu nguyện cho các nạn nhân oan sai 

VRNs (30.05.2011) – Sài Gòn – Như đã thông báo, thánh lễ lúc 20g00 Chúa Nhật 29/05/2011, DCCT Sài Gòn đã cùng với hàng ngàn anh chị em giáo dân, nhất là những người yêu chuộng công lý, họp nhau cầu nguyện cho công lý và hòa bình trên quê hương Việt Nam, cho những người dân oan và gia đình họ đang đau khổ vì cảnh chia ly do nhà cầm quyền gây ra một cách bất công. Thánh lễ hôm nay đặc biệt cầu nguyện cho gia đình của Blogger Điếu Cày (tức nhiếp ảnh gia tự do Nguyễn Văn Hải), Blogger Anh Ba Sàigòn (tức luật gia Phan Thanh Hải) và cụ Nguyễn Văn Lía ở miền Tây.
Trước khi bước vào thánh lễ, cha Giuse Lê Quang Uy đã giới thiệu vắn tắt trường hợp của các ông và mở đầu như sau:
Theo dõi sự kiện: 
Buổi thắp nến cầu nguyện cho Công lý và Hòa bình lúc 20g00 Chúa Nhật cuối tháng, tại đền Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, 38 Kỳ Đồng, quận 3, Sài Gòn
Ông Daniel Patrick Moynihan, một thượng nghị sĩ Mỹ, sinh năm 1927, mới mất năm 2003, có một câu nói thấm thía: “If a person goes to a country and finds their newspapers filled with nothing but good news, there are good men in jail”. Xin tạm dịch: “Nếu người ta đến một đất nước và chỉ đọc được trên các trang báo ở đó toàn là các tin tức tốt, thì ắt là những người tốt của đất nước ấy đang bị nhốt trong tù.”…

Blogger anh3SG và Điếu Cày
Ông Nguyễn Văn Hải, còn gọi là Điếu Cày, 59 tuổi, có 3 người con, tất cả đều còn đang đi học, nhà ở đường Phạm Ngọc Thạch, quận 3. Ông Hải đã có 9 năm đi bộ đội, làm nghề quay phim tự do, bị bắt ngày 19/4/2008, bị khép tội trốn thuế, tuyên án 3 năm tù, mãn hạn ngày 19/10/2010 nhưng không được thả mà tiếp tục bị giam đến nay, với thông báo của cơ quan điều tra rằng ông Hải phạm tội “Tuyên truyền chống nhà nước XHCN” (chắc “tuyên truyền” cho mấy quản giáo ở trong tù?). Từ ngày 20/10/2010 đến nay gia đình đã đi thăm nuôi 14 lần đều bị từ chối (trái pháp luật), lần thứ 15 và 16 được gởi quà thăm nuôi nhưng chưa được gặp mặt, không rõ sống chết ra sao, lành ít dữ nhiều.
Ông Phan Thanh Hải, còn gọi là Anh Ba Sàigòn, có 3 người con, lớn nhất 16 tuổi, 11 tuổi và 7 tháng. Gia đình hiện cư ngụ tại chung cư Mỹ Đức, ngã tư Hàng Xanh, quận Bình Thạnh. Ông Hải là một doanh nhân, bị bắt ngày 19/10/2010 vì bị cho rằng có hành vi ”Tuyên truyền chống nhà nước XHCN”. Vợ con được gặp mặt một lần hồi tháng trước.

Cha Chân Tín nhận được một lá thư từ miền Tây, xin cầu nguyện cho cụ Nguyễn Văn Lía, một nông dân hơn 70 tuổi, một lãnh đạo tinh thần của khối Phật giáo Hòa Hảo truyền thống tại miền Tây Nam bộ. Năm 2003, cụ đã từng bị tù 2 năm rưỡi vì quyền tự do tôn giáo của bà con Phật giáo Hòa Hảo. Ngày 24/04/2011 một lần nữa cụ Lía lại bị bắt giam. Hiện sức khỏe cụ rất xấu, cao huyết áp, điếc một bên tai và chịu nhiều di chứng do những lần bị hành hung, tấn công làm gãy xương bả vai, gãy xương sườn.

Hai gia đình của ông Nguyễn Văn Hải và Phan Thanh Hải được mời lên trước cộng đoàn để mọi người nhận biết.
Chị Nguyễn Thị Liên và 3 người con của anh Ba Sàigòn
Bà Dương Thị Tân ngồi bên cạnh Nhà báo tự do Tạ Phong Tần
Hai gia đình được giới thiệu với cộng đoàn phụng vụ
Sau đó cộng đoàn hát bài ca nhập lễ và đoàn đồng tế tiến ra bàn thờ. Cha Giám Tỉnh DCCT Việt Nam Vinh Sơn Phạm Trung Thành chủ tế thánh lễ này. Hai linh mục Giuse Nguyễn Văn Thật và Gioan Nguyễn Ngọc Nam Phong cũng có mặt trong đoàn đồng tế. Trong bài giảng, cha Antôn Lê Ngọc Thanh nhấn mạnh hai ý tưởng từ bài đọc 2 của Chúa Nhật VI Phục sinh trích trong thư thứ nhất của thánh Phêrô: “Hãy luôn luôn sẵn sàng trả lời cho bất cứ ai chất vấn về niềm hy vọng của anh em” (3,15) và “thà chịu khổ vì làm việc lành còn hơn là vì làm điều ác” (3, 17). Ngài cũng mời gọi cộng đoàn suy nghĩ về câu nói của Đức Thánh Cha Bênêđitô XVI trong thư gửi HĐGMVN và cũng đã được trích lại trong Thư chung Đại Hội Dân Chúa 2010 vừa qua “người Công giáo tốt cũng là người công dân tốt”. Cha giảng dẫn chứng hai lời phát biểu, một của cháu Phan Hoàng, con trai 11 tuổi của Anh Ba Sàigòn và một của bà Dương Thị Tân.

Mời quý độc giả nghe bài giảng trong Thánh lễ và phần lời nguyện tín hữu sau khi tuyên xưng đức tin, tại đây: 110530CaunguyenVRNs
Cuối thánh lễ là nghi thức thắp nến và tất cả cộng đoàn tiến ra hang đá Đức Mẹ hát vang bài ca thống thiết; “Mẹ ơi đoán thương xem nước Việt Nam, trời u ám bất công lan tràn. Mẹ hãy giơ tay ban phúc bình an, cho Việt Nam qua kiếp nguy nan.”

Một số hình ảnh:
Luật sư Giuse Lê Quốc Quân ngồi cạnh gia đình Anh Ba Sàigòn
Bà Dương Thị Tân ngồi bên cạnh Nhà báo tự do Tạ Phong Tần
 

Các linh mục đồng tế
Cha Giám tỉnh Vinh Sơn Phạm Trung Thành chủ tế
Cha Antôn Lê Ngọc Thanh giảng lễ
Thắp nến cầu nguyện
Bên ngoài nhà thờ
Cầu nguyện trước hang đá Đức Mẹ
 


Truyền thông Chúa Cứu Thế
http://www.vrmi.org/2011/05/30/dcct-sai-gon-th%E1%BA%AFp-n%E1%BA%BFn-c%E1%BA%A7u-nguy%E1%BB%87n-cho-cong-ly/
Nguồn trích dẫn (0)

0 Bình luận

CHÍNH QUYỀN CỘNG SẢN VIỆT NAM TIẾP TỤC THÁCH THỨC DƯ LUẬN TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC


                                   






CHÍNH QUYỀN CỘNG SẢN VIỆT NAM TIẾP TỤC XEM THƯỜNG VÀ THÁCH THỨC DƯ LUẬN TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC CŨNG NHƯ NGANG NHIÊN CHÀ ĐẠP LÊN NHÂN QUYỀN MỘT CÁCH TRẮNG TRỢN QUA NHỮNG PHIÊN TÒA ĐẦY BẤT CÔNG VÀ PHI PHÁP.





Phản ứng của thân nhân các nhà dân chủ về bản án

Gia Minh, biên tập viên RFA
2011-05-30
Đối với những bản án mà Tòa án Nhân dân tỉnh Bến Tre vừa tuyên hôm qua, thì một số thân nhân của những người bị tuyên án có phản ứng thế nào?
Photo courtesy of Viettan
Bảy nhà dân chủ bị đưa ra xét xử ngày 30/5 tại tòa án Nhân dân tỉnh Bến Tre.

Người bị án nặng nhất trong vụ xử bảy người khiếu kiện đất đai và đòi hỏi quyền tự do tôn giáo diễn ra hôm qua tại Tòa Án Nhân dân tỉnh Bến Tre với cáo buộc họ ‘âm mưu lật đổ chính quyền’ theo điều 79 Bộ Luật Hình sự , thì bà Trần Thị Thúy bị mức án cao nhất là tám năm tù giam và 5 năm quản chế.

Phiên tòa bất công

Bản án quá nặng rồi. Chỉ có vụ đất đai không thôi, mà người ta gài, bắt. Họ muốn làm gì thì làm; không có tội họ cũng vu khống.
Bà Nở
Anh Trần Thanh Tuấn, em trai của bà Trần Thị Thúy, cho biết những thành viên trong gia đình muốn vào tham dự phiên xử đều bị từ chối. Bản thân anh Tuấn trước phiên xử khi hỏi chính quyền điạ phương về bản cáo trạng thì họ nói chưa có nhưng đến khi anh trên đường đi Bến Tre với mong muốn được vào dự phiên xử thì cơ quan điạ phương kêu về để nhận cáo trạng. Anh không về nên đến tòa bị cho là không tôn trọng pháp luật và không được vào dự.
Anh cho biết ý kiến về bản án tòa tuyên với người chị là Trần Thị Thúy:
“Luật sư Huỳnh Văn Đông hồi chiều lúc 6:30 báo cho biết bản án. Lúc đó hai người công an nắm đầu, nắm cổ lôi ông luật sư ra ngoài, rồi xô vào một con hẻm. Phiên tòa thành ra không có luật sư như vụ xử Cù Huy Hà Vũ vậy. Bản án thật bất công. 
Đất cát thưa kiện thì họ không giải quyết. Trên đưa xuống dưới, đùn đẩy qua lại. Đi thưa từ xã, huyện lên đến trung ương mà họ không giải quyết và dùng hết thủ đoạn này đến thủ đoạn kia vậy đó. Người lấy đất của gia đình tôi là đại tá Phạm Ngọc Trọng, giám đốc nông trường. Ông này lấy đất rồi bán lại cho người khác. Dân oan 64 tỉnh thành chứ không phải gia đình tôi.
toabentre222-305.jpg
Hướng đến tòa án từ góc đường Cách Mạng Tháng 8 và Hùng Vương, Bến Tre. Photo courtesy of Radio Chân Trời Mới.
Chế độ này đối với gia đình tôi thì đi đâu cũng thấy bất công; nhưng kháng cáo thì phải kháng cáo thôi.” 
Bà Nở, mẹ của bà Trần Thị Thúy cũng bày tỏ bất bình về bản án đã tuyên cho con gái bà:
“Bản án quá nặng rồi. Chỉ có vụ đất đai không thôi, mà người ta gài, bắt. Họ muốn làm gì thì làm; không có tội họ cũng vu khống, tìm chuyện này chuyện kia để tạo thành vấn đề ‘có’.”

Phiên tòa xử lén

Chúng tôi cũng liên lạc với con trai mục sư Dương Kim Khải, người chịu mức án sáu năm tù giam và năm năm quản chế; nhưng cháu được công an áp tải từ thành phố Hồ Chí Minh xuống Bến Tre và về lại nên không tiện trả lời.
Một người sinh hoạt tại Hội thánh Tin lành Mennonite của mục sư Dương Kim Khải là mục sư Nguyễn Mạnh Hùng, trong những ngày qua bị công an cầm chân không được đi xa, nhưng sau khi biết được các mức án cũng có ý kiến:
Tôi tin mục sư Dương Kim Khải và những người anh em của chúng tôi không làm gì mà ‘âm mưu lật đổ chính quyền’ cả.
MS Nguyễn Mạnh Hùng
“Những người mới đi dự về tới nhà tôi đây. Khi nhận được kết quả phiên xử thì tôi thấy đây là một phiên tòa bất công, vô lý. Vô lý ở điểm nếu Nhà Nước thấy xử đúng thì hãy cho dân ‘tham quan’ phiên xử, đưa ra phân tích tội lỗi, có phân tích, tranh luật giữa luật sư và viện kiểm sát, tòa. Anh em nói với tôi công an làm hàng rào, và lực lượng rất đông. Như thế đó là phiên tòa xử lén. Tôi tin mục sư Dương Kim Khải và những người anh em của chúng tôi không làm gì mà ‘âm mưu lật đổ chính quyền’ cả. Có chăng chỉ là mang lại tin lành, tình yêu thương của Chúa đến cho mọi người. Thứ hai nữa là giúp cho dân oan đòi đất làm đơn khiếu kiện đúng phát luật, gửi đúng nơi, đấu tranh đòi công lý. Có lẽ phong trào dân oan biểu tình mạnh mẽ quá nên nay họ lấy cớ để ‘dập’ thôi. Họ nói Đảng Việt Tân là đảng khủng bố, nhưng lâu nay tôi có thấy họ có hành động khủng bố nào đâu. Nếu mục sư Dương Kim Khải và những người anh em của chúng tôi là thực sự thành viên đảng Việt Tân thì họ đấu tranh ôn hòa; như thế tốt thôi. 
Tôi thấy bản án bất công, nặng nề. Đúng ra họ chỉ răn đe trong thời gian ở tù vừa rồi thôi.
Tôi không phục phiên xử, không phục bản án.”
Tương tự như phiên xử tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ tại tòa án nhân dân thành phố Hà Nội hồi ngày 4 tháng 4 vừa qua, dù rằng được nói là xử công khai nhưng nhiều người muốn dự phiên tòa đều bị cản ngăn không được vào dự. Và khi bản án được tuyên thì rất nhiều người đều không đồng tình cho rằng quá bất công.

Thứ Hai, 30 tháng 5, 2011

CHIA SẺ LỜI CHÚA - HIỆP THÔNG VÀ CẦU NGUYỆN CHO GIÁO HỘI CÔNG GIÁO VIỆT NAM.


Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới
(Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39)

Phổ biến và học hỏi Giáo huấn về Xã hội của Hội thánh
VRNs (29.05.2011) – AsiaNews -  Tác giả J.B. Vu trên AsiaNews có viết một bài với đề tựa: “Church’s social doctrine, to promote charity and justice”, tạm dịch “Giáo huấn về xã hội của Giáo hội giúp đẩy mạnh bác ái và công lý”.
Hội thánh Công giáo Việt Nam gần đây phải gánh chịu những sức ép và khó khăn cả bên trong lẫn bên ngoài. Giáo hội tại Trung Quốc lại đang đứng trước nguy cơ ly khai do sự can thiệp thô bạo của nhà cầm quyền Trung cộng. Người Công giáo Việt Nam nếu quan tâm đến tương lai của Hội thánh sẽ không thể không lo lắng. Họ ưu tư tìm kiếm những hướng dẫn của các vị “mục tử nhân lành”, những vị được giáo dân tín nhiệm, để thúc đẩy các giá trị của “bác ái và công lý”, đồng thời bảo vệ quyền tự do tôn giáo cho Hội thánh.
Một cuộc thăm dò ý kiến của 70 giáo dân tại Sài Gòn cho thấy: người Công giáo Việt Nam cảm nhận được tình trạng chia rẽ giữa các Kitô hữu cũng như giữa giáo sĩ. Cuộc thăm dò này được tiến hành hôm 21/5/2011 tại các giáo xứ ở Sài Gòn còn cho thấy nhiều giáo dân Việt Nam đang rất “lúng túng” và cần sự hướng dẫn của những vị “mục tử nhân lành”. Những giáo dân được hỏi ý kiến cho rằng họ hơi thiếu tôn trọng và tin tưởng nhau. Những khó khăn và áp lực từ “bên ngoài” Hội thánh do nhà cầm quyền cộng sản áp đặt những luật lệ phi lý liên quan đến tôn giáo đã làm cho những khó khăn kia càng thêm trầm trọng.
Trả lời phỏng vấn AsiaNews, cha Vinh Sơn Phạm Trung Thành, Giám tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế (DCCT) Việt Nam nhấn mạnh tầm quan trọng của sự “hiệp thông giữa các Kitô hữu”. Ngài nghĩ rằng các vị mục tử phải “phổ biến các giáo huấn về xã hội của Hội thánh Công giáo”, chẳng hạn như bản Tóm lược Học thuyết Xã hội. Ngài còn cho rằng cần phải giúp cho giáo dân ý thức về phẩm giá làm người, về ơn cứu độ của Thiên Chúa và về những giá trị của công bằng và bác ái.
Cha Thành cũng nhắc lại một vấn đề kéo dài khá lâu mà vẫn chưa được nhà cầm quyền giải quyết dứt khoát, đó là vấn đất đai và tài sản của Hội thánh Công giáo bị chiếm dụng chưa được trả lại cho chủ sở hữu. Ngài nói rằng những vấn đề ấy đã tạo nên tình trạng tham những, gây ra những bất công và áp bức trong xã hội. Ngài khuyến cáo nhà cầm quyền phải sửa lại Luật Đất đai để đáp ứng những mong đợi của người dân, đồng thời cũng phải trả lại những tài sản vốn thuộc về Hội thánh và cần phải phân biệt rõ ràng giữa mượn và sở hữu.
Các tu sĩ DCCT cũng lên tiếng phải đối hàng loạt các bất công gây ra cho người dân, đặc biệt là giáo dân, những người bị nhà cầm quyền sử dụng bạo lực cả về thể lý lẫn tinh thần. Vì thế, chúng ta cần phải cầu nguyện và làm theo lời Chúa, tức là giúp đỡ và ủi an những người đau khổ và bị bách hại. Ngài còn thêm rằng, sứ mạng của các tu sĩ DCCT là phục vụ những người nghèo khổ tất bạt, những anh chị em khuyết tật và những người xa quê.
Cha Giám tỉnh cho biết trước năm 1975, khi chế độ cộng sản chưa có ở miền Nam Việt Nam, các tôn giáo được tự do đóng góp vào lãnh vực giáo dục, y tế và các việc xã hội. Nhưng từ sau năm 1975 nhà cầm quyền cộng sản đã cấm tất cả những hoạt động của Hội thánh trong các lãnh vực này. Chính điều đó đã gây ra biết bao đau khổ và bất công cho người dân ở Việt Nam.
Cha Vinh Sơn nói rằng: “Hội thánh Việt Nam phải nhìn vào những gương mẫu tích cực như Chân phước Giáo hoàng Gioan Phaolô II và Đức cố Hồng Y P.X. Nguyễn Văn Thuận. Chân phước Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã mô tả cuộc đời Đức cố Hồng Y P.X. Nguyễn Văn Thuận là “một cuộc đời kiên nhẫn và trung thành một cách anh hùng trong ơn gọi của mình.”
HIẾU MINH, VRNs lược dịch
*****
Kinh thưa Quý vị, đặc biệt các bạn trẻ,
Trong số những người thân của chúng ta
Không phải tất cả đều đã có máy điện toán (vi tính) hoặc có dùng email, hoặc đã có thể nhận được những tài liệu này...
Vì vậy, xin hãy ủng hộ chúng tôi bằng cách phổ biến tài liệu này bằng email hoặc in ra, photocopy và gởi cho người thân của Quý vị.
Đặc biệt xin gởi cho những ai chưa có sử dụng internet
Xin chân thành cám ơn

Chủ Nhật, 29 tháng 5, 2011

KIÊN QUYẾT ĐẤU TRANH CHO NỀN TỰ DO VÀ DÂN CHỦ TẠI VIỆT NAM



TÌNH TRẠNG CỦA CÁC NHÀ DÂN CHỦ TRONG PHIÊN TÒA SẮP TỚI ĐÂY SẼ CHO CHÚNG TA THẤY NHỮNG GÌ VÀ SẼ NGHĨ GÌ VỀ HIỆN TÌNH THẬT SỰ CỦA ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM DƯỚI CHẾ ĐỘ CỘNG SẢN VÀ CÁI GỌI LÀ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA.- TỰ DO Ư? DÂN CHỦ Ư? NHÂN QUYỀN ĐƯỢC TÔN TRỌNG Ư? HÃY ĐỂ NGƯỜI DÂN LÊN TIẾNG.... VÀ TRẢ LỜI......

Tòa Bến Tre sắp xét xử 7 nhà dân chủ

Gia Minh, biên tập viên RFA
2011-05-26
Dự kiến ngày 30/5, tòa án Nhân dân tỉnh Bến Tre sẽ xét xử bảy người. Trong số này có ba người bị cho là thành viên của Đảng Việt Tân, một tổ chức có trụ sở tại Mỹ và bị chính quyền VN cho là khủng bố.
Photo courtesy of Viettan
Dự kiến ngày 30/5, tòa án Nhân dân tỉnh Bến Tre sẽ xét xử bảy người.

Trước khi phiên xử diễn ra, Gia Minh hỏi chuyện thân nhân và luật sư của một trong bảy bị cáo, cũng như một người khiếu kiện lâu nay và có biết những bị cáo.

Giúp dân oan là có tội

Bảy người gồm mục sư Dương Kim Khải phụ trách một hội thánh Tin Lành Memnonite tại quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh, và Trần Thị Thúy ở Đồng Tháp, ông Nguyễn Thành Tâm, Phạm Văn Thông, Nguyễn Chí Thành, Cao Văn Tình và bà Phạm Thị Hoa. Những người này bị bắt hồi giữa năm ngoái và bị giam tại Bến Tre từ đó cho đến nay.
Mục sư Dương Kim Khải, Trần Thị Thúy và ông Nguyễn Thành Tâm được nói là thành viên của Việt Nam Can Tân Cách Mạng Đảng, gọi tắt là Việt Tân.
Theo cáo trạng thì những người trên bị cáo buộc âm mưu lật đổ chế độ theo điều 79 Bộ Luật hình sự Việt Nam. 
Chuyện oan ức của gia đình tôi liên quan đến mấy chục công đất ở dưới Tam Nông, họ lấy đất của mẹ tôi, chị tôi và của tôi mấy chục năm nay.
Mẹ của Chị Thúy
Kể từ khi bị bắt cho đến nay gần một năm, nhưng thân nhân của những người vừa nói không được gặp mặt như trình bày của anh Trần Thanh Tuấn, em của bà Trần Thị Thúy sau đây:
“Từ ngày bị bắt đến giờ chỉ gửi quà chứ chưa được gặp mặt.”
Luật sư Huỳnh Văn Đông là người nhận bào chữa cho bà Trần Thị Thúy và ông Phạm Văn Thông, cho biết mức độ được tham gia để chuẩn bị bào chữa cho hai người này trước tòa như sau:
“Tòa án Nhân dân tỉnh Bến Tre chỉ cho chúng tôi đọc hồ sơ, ghi chép, nhưng không cho chúng tôi sao chụp những tài liệu đó. Tôi thấy rằng như vậy là trái qui định của pháp luật; tuy nhiên chúng tôi cũng có đủ thời gian để nghiên cứu hồ sơ một cách thoải mái.”
Mẹ của bà Trần Thị Thúy trình bày lại sự việc cơ quan chức năng đến bắt giam bà Thúy, cũng như những hành xử đối với gia đình bà:
“Khi không cả mấy chục người ùa lên đầu trên, đầu dưới bắt và còng trói mẹ con tôi. Chuyện oan ức của gia đình tôi liên quan đến mấy chục công đất ở dưới Tam Nông, họ lấy đất của mẹ tôi, chị tôi và của tôi mấy chục năm nay. Khu sau hè nhà tôi bồi thường có 10.500 tôi không nhận tiền. Giờ làm như vậy bức xúc gia đình tôi quá.”
MSKhai250.jpg
Mục sư Dương Kim Khải phụ trách một hội thánh Tin Lành Memnonite tại quận Bình Thạnh. RFA file photo.
Anh Trần Thanh Tuấn bày tỏ quan điểm về những việc làm của chị Trần Thị Thúy:
“Chị giúp hướng dẫn cho những người dân không biết để viết đơn từ. Thực sự chị tôi không làm điều gì vi phạm điều 79 âm mưu lật đổ chính quyền. Việc giúp cho dân oan lẽ ra chị tôi là người có công chứ không phải có tội.” 

Nạn nhân thành tội phạm?

Về những hoạt động của bà Trần Thị Thúy, cũng như của ông Phạm Văn Thông bị phía kiểm sát buộc vào điều 79 Bộ Luật Hình sự Việt Nam thì luật sư Huỳnh Văn Đông có lập luận:
“Qua xem xét hồ sơ và qua tiếp xúc với hai khách hàng của mình trong trại, cả chị Thúy và anh Thông đều không thừa nhận hành vi đó là hành vi phạm tội. Cáo trạng và kết luận điều tra chỉ dựa chủ yếu vào một điểm là hai người đã tham gia vào tổ chức Đảng Việt Tân. Theo nhận định của nhà nước Việt Nam thì tổ chức Việt Tân là ‘phản động, chống đối Nhà Nước’, thì chị Trần Thị Thúy tham gia Đảng Việt Tân mặc nhiên phạm tội. Đó là ý mà trong cáo trạng và kết luận điều tra mà tôi nhận thấy. Ngoài ra những hành động cụ thể của hai khách hàng của tôi thì họ chưa làm gì hoặc làm những việc có ích cho xã hội. Đơn cử như cơ quan chức năng có thu giữ hoặc họ có khai báo chuẩn bị phát tán những tài liệu khẳng định Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam. Quy kết những hành vi đó là âm mưu lật đổ chính quyền, chúng tôi thấy không thuyết phục.” 
Mặc dù nhận bào chữa cho bà Trần Thị Thúy và ông Phạm Văn Thông, luật sư Huỳnh Văn Đông có ý kiến như sau:
Tôi không tin tưởng vào công lý ở đây, vì ở đây không có công lý. Rồi cũng không có luật pháp. Tôi rất vô vọng, không còn tia hy vọng gì.
Bà Bảy Lượng
"Tôi không tin tưởng sẽ có sự thuyết phục đối với Hội đồng Xét xử của Việt Nam. Qua kinh nghiệm của tôi với những vụ án như thế này, các tòa án khác theo tôi làm theo chỉ đạo buộc tội những người này, nên phiên xử chỉ mang tính hình thức mà thôi. Bây giờ tôi có thể khẳng định là mỗi người đã có bản án riêng cho họ rồi. 
Về bản án nặng hay nhẹ tùy theo tòa, chúng tôi không thể đưa ra nhận định họ phải chịu bao nhiêu năm tù; nhưng chắc chắn một điều là những hành vi, hoạt động họ không được đánh giá một cách đúng. Những án tù mà họ bị mang trong phiên xử sắp tới là điều chắc chắn.”
Một người khiếu kiện nhà đất suốt 18 năm nay, bà Bảy Lượng tại An Giang, từng biết bảy người sắp ra tòa cho biết ý kiến về phiên xử sắp đến:
“Những người dân đi khiếu kiện là nạn nhân bị mất mát chứ không phải tội phạm. Tại sao đưa ra tới tòa xử? Tôi phải bằng mọi cách đến để xem tòa xử thế nào? Tại sao đưa họ ra xử làm tôi ngạc nhiên quá.
Tôi không tin tưởng vào công lý ở đây, vì ở đây không có công lý. Rồi cũng không có luật pháp. Tôi rất vô vọng, không còn tia hy vọng gì. Nhưng như trong gia đình tôi mà cha mẹ bức xúc quá với con cái, thì tôi tin tưởng những người láng giềng sẽ không bỏ tôi.”
Tại những quốc gia mà ba ngành hành pháp, lập pháp và tư pháp có sự độc lập rõ ràng, thì những phiên xét xử tại tòa được người dân kỳ vọng rất nhiều, bởi tại đó công lý sẽ chiếm thế thượng phong, và công - tội sẽ được tranh biện một cách minh bạch. Tuy nhiên, những phiên xử như phiên sắp diễn ra đối với bảy người đang bị giam ở Bến Tre, cả những người trong và ngoài cuộc đều có thể hình dung ra trước kết cục của phiên xử và bản án sẽ tuyên.