Trang

Chủ Nhật, 26 tháng 6, 2011

TẠI SAO CHÍNH QUYỀN TRUNG QUỐC NGANG NGƯỢC TẤN CÔNG TÀU THUYỀN CỦA VIỆT NAM




  
     CÔNG LÝ - SỰ THẬT - TÌNH YÊU





     DƯỚI  ĐÂY  LÀ  MỘT  SỐ  TÀI  LIỆU  ĐƯỢC  TRÍCH  DẪN  TỪ  BÀI  BÁO  ĐƯỢC  ĐĂNG  TẢI  TRÊN  BÁO  CALI -TODAY  TẠI HOA  KỲ  NGÀY  THỨ  HAI  20- 06- 2011  CỦA  GIÁO  SƯ  TIẾN  SĨ  NGUYỄN  PHÚC  LIÊN -(  KINH  TẾ  -  GENEVA ) VẠCH  RÕ  ÂM  MƯU  BÁN  HAI  QUÂN  ĐẢO  HOÀNG  SA  VÀ  TRƯỜNG  SA  CỦA  VIỆT NAM  CHO  TRUNG  QUỐC  TRONG  CÔNG  HÀM  ĐÃ  ĐƯỢC  ÔNG  PHẠM  VĂN  ĐỒNG  KÝ  VÀO  NGÀY  14  THÁNG  09  NĂM  1958  THEO  LỆNH  CỦA  HỒ  CHÍ  MINH.

       ĐIỀU  NÀY  CŨNG  PHẦN  NÀO  LÝ  GIẢI  ĐƯỢC  LÝ  DO  TẠI  SAO  CỘNG  SẢN  TRUNG  QUỐC  LẠI  NGANG  NGƯỢC  GÂY  HẤN  VÀ  TUYÊN  BỐ  VIỆT  NAM  XÂM  PHẠM  CHỦ  QUYỀN  LÃNH  HẢI  CỦA  TRUNG  QUỐC  TRONG  KHI  CHÍNH  HỌ  ĐÃ  VÀ  ĐANG  TẤN  CÔNG  TÀU  THUYỀN  CỦA  CHÚNG  TA  NGAY  TRÊN   VÙNG  HẢI  PHÂN  THUỘC  ĐÂC  QUYỀN  KINH  TẾ  CỦA  VIỆT  NAM  . ĐIỀU  NÀY  CŨNG   GIÚP  CHÚNG  TA  THẤY  ĐƯỢC  LÝ  DO  TẠI  SAO  CHÍNH  QUYỀN  CỘNG  SẢN  VIỆT  NAM  LẠI  HÈN  NHÁT  KHIẾP  SỢ  KHÔNG  DÁM  BIỂU  LỘ  THÁI  ĐỘ  PHẢN  ĐỐI  MỘT  CÁCH  KIÊN  QUYẾT  MÀ  CÒN  QUAY  NGƯỢC  LẠI  TRẤN  ÁP  NGƯỜI  DÂN  KHÔNG  CHO  XUỐNG  ĐƯỜNG  BIỂU  TÌNH  THỂ  HIỆN  LÒNG  YÊU  NƯỚC  MỘT  CÁCH  ÔN  HÒA. BÊN  CẠNH  ĐÓ  TÀI  LIỆU  NÀY  CÒN  THỂ  HIỆN  CHO  CHÚNG  TA  THẤY  MỘT  ĐIỀU  KHÁ   THÚ  VỊ  LÀ  CHỈ  CÓ  DUY  NHẤT  ĐẠI  DIỆN  CỦA    CHÍNH  QUYỀN  CỘNG  HÒA   MIỀN  NAM  VIỆT  NAM  TRƯỚC  ĐÂY  MỚI  CÓ  ĐỦ  TƯ  CÁCH  PHÁP  NHÂN  XÁC  NHẬN  CHỦ  QUYỀN  HAI  QUẦN  ĐẢO  HOÀNG  SA  VÀ  TRƯỜNG  SA  LÀ  CỦA  VIỆT  NAM  CŨNG  NHƯ  KIỆN  TRUNG  QUỐC  RA  TÒA  ÁN  QUỐC  TẾ. VÀ  DĨ  NHIÊN  CÔNG  HÀM  BÁN  NƯỚC  ĐƯỢC  KÝ  GIỮA  ÔNG  PHẠM  VĂN  ĐỒNG  VÀ  TRUNG  QUỐC  NGÀY  TRƯỚC  TRỞ  NÊN  VÔ  HIỆU.



         THESE ARE  SOME  PARTS  OF  DOCUMENT  THAT  WERE  POSTED  IN  CALI-TODAY  NEWSPAPER  ON  MONDAY,  20  JUNE  2011  BY  DR-  PROFESSOR - NGUYEN  PHUC  LIEN  (  ECONOMY - GENEVA ) IN WHICH  IT  SAID  DETAILY  AND  CLEARLY  ABOUT  MR.  PHAM  VAN  DONG  HAS  SIGNED  INTO  THE  DIPLOMATIC NOTE  ON  14  SEPTEMBER  1958  THAT  ACCEPTED  TWO  ISLANDS  HOANG SA  AND  TRUONG SA  WERE  BE LONG  TO  CHINA  FOLLOW  THE  ORDER  FROM  HO  CHI  MINH.   


          THESE  ARE  ALSO  EXPLAINING   THE  REASON  WHY  CHINA  ILLEGALLY   ATTACKED  OUR  BOATS  RIGHT  IN  THE  SEA- TERRITORY  THAT  BELONG  TO  OUR  ECONOMIC  PRIVILEGES. AND  THESE  HAVE  ALSO   HELPED  US  UNDERSTANDING  WHY  THE  COMMUNIST  GOVERNMENT  OF  VIETNAM   MADE  OPPRESSION  TO  PEOPLE  WHOM  GOT  DOWN  TO  MAKE  THE  NON-  VIOLATION  DEMONSTRATION  FOR  THEIR  EXPRESSION  INSTEAD  OF  STRONGLY   PROTEST  AGAINST  TO  COMMUNIST  GOVERNMENT  OF  CHINA.


         BESIDE  THESE,  THIS  DOCUMENT  ALSO  HAVE  SHOWN  US  AN  INTERESTING  THING  THAT  ONLY  THE  REPRESENTATIVE  FOR  FORMER  SOUTH  OF  REPUBLICAN  GOVERNMENT   WHO  LEGALLY  TO  CONFIRM  THE  HOANGSA  AND  TRUONGSA  ISLANDS  ARE  BELONG  TO  US  AND  ALSO  LEGALLY  TO  ACCUSE  THE  COMMUNIST  GOVERNMENT  OF  CHINA  TO  THE  UNITED  NATIONS  ASSEMBLY.  AND  OFCOURSE  THE  DIPLOMATICE  NOTE  THAT  HAS  BEEN  SIGNED  BEFORE  BETWEEN  MR.  PHAM  VAN  DONG  AND  CHINA  IS  INEFFECTIVE  NOW.




VAI TRÒ VIỆT NAM CỘNG HÒA TRONG BIẾN ĐỘNG BIỂN ĐÔNG

Monday, 20 June 2011 07:50
Từ năm 1954, sau Hiệp Định Geneve phân chia Lãnh thổ Việt Nam (Territoire Vietnamien) ra làm hai Nước (deux Etats) lấy Vĩ tuyến 17 làm ranh giới, thì tất cả những Hải đảo và Biển nằm dưới Vĩ tuyến 17 thuộc CHỦ QUYỀN của VIỆT NAM CỘNG HÒA, trong đó có Hoàng Sa, Trường Sa và Biển vây quanh mà lúc này đang là đầu đề tranh chấp Chủ quyền gay gắt.   
Vì VIỆT NAM CỘNG HÒA đã giữ CHỦ QUYỀN duy nhất trong những năm trường, nên trong tất cả các Đàm phán, nhất là những thảo luận cố tình bóp méo Lịch sử, phải có sự hiện diện của những người Đại diện VIỆT NAM CỘNG HÒA để chứng minh cho SỰ THẬT Lịch sử Chủ quyền liên hệ đến Hoàng Sa, Trường Sa và những vùng Biển vây quanh.   
Sự hiện diện của Đại diện VIỆT NAM CỘNG HÒA là cần thiết, vì : (i) Trước hết nói lên sự thật để những giải quyết Đàm phán mang tính cách Pháp lý đứng đắn; (ii) Sau nữa nếu có những thành phần mưu toan bóp méo Lịch sử và Pháp lý hoặc sử dụng sức mạnh bạo lực ưu thế để chiếm lấy quyền lợi riêng cho mình, thì Đại diện VIỆT NAM CỘNG HÒA sẽ tố cáo trước Công luận quốc tế hoặc kiện ngay ra những Tòa án có thẩm quyền xét xử về hành động bất chấp sự thật và công lý của họ. 
Tóm lại, dù lúc này VIỆT NAM CỘNG HÒA không có sức mạnh quân sự, nhưng còn sức mạnh của Lịch sử và Pháp lý trong việc bảo vệ QUYỀN LỢI của Dân tộc Việt Nam mà VIỆT NAM CỘNG HÒA đã trung thành theo đuổi bảo vệ từ năm 1954 cho đến năm 1975 đối với những Hải đảo và Biển dưới Vĩ tuyến 17.  
  
TQ và CSVN đang tráo trở Lịch sử  những năm 1958 về Chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa để có thể gây đổ máu 
Trung quốc coi việc thăm dò Dầu khí của tầu Bình Minh 2 và tầu Viking 2 là vi phạm lãnh hải của họ nên họ cắt cáp những tầu này. Trung quốc sắp ngang nhiên cho dàn khoan Dầu khí xuống tận Trường Sa để khoan dầu vì họ coi mình có chủ quyền trên quần đảo. Làm việc này, họ biết là ẩu, nhưng làm chuyện đã rồi và những nước khác sợ bóng vía nên yên luôn. Họ cũng xua đuổi hoặc bắt giữ những ngư thuyền Việt Nam vào các khu phận biển Hoàng Sa, Trường Sa để đánh cá. Thái độ này của Trung quốc được cắt nghĩa dựa trên hai Tài liệu tuyên bố vào năm 1958 cách đây 53 năm:   
1)      Tài liệu thứ nhất: Bản TUYÊN BỐ CỦA CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA NHÂN DÂN TRUNG QUỐCVỀ LÃNH HẢI ngày 04 tháng 9 năm 1958.   
2)      Tài liệu thứ hai: CÔNG HÀM ký bởi Phạm Văn Đồng, theo lệnh của Hồ Chí Minh, ngày 14 tháng 9 năm 1958 (nghĩa là10 ngày sau khi Trung quốc tuyên bố về Lãnh hải), nhân danh Nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa.   
Ngày nay, sử dụng hai Tài liệu này để cắt nghĩa việc xâm lăng của Trung quốc mới đây, những nhà bình luận Trung quốc cố ý quên ở thời điểm 1958, Lãnh thổ Việt Nam (Territoire Vietnamien) bị chia ra làm hai Nước (deux Etats) lấy Vĩ Tuyến 17 làm ranh giới phân chia. Phần bên dưới Vĩ tuyến 17, trong đó có các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, thuộc CHỦ QUYỀN của Nước VIỆT NAM CỘNG HÒA. Việc phân chia và ký kết có tính cách quốc tế là HIỆP ĐỊNH GENEVE năm 1954.   
Nếu ngày nay, có những cuộc đàm phán về CHỦ QUYỀN đối với Hoàng Sa, Trường Sa và Biển chung quanh mà không có tiếng nói của Nước Việt Nam Cộng Hòa, nhất là thời điểm 1958, thì những đàm phán đi từ sai lầm căn bản về Pháp lý, vi phạm chính Hiệp Định Geneve 1954. 
  
Những cắt nghĩa cố tình bênh vực Xâm lăng Trung quốc mới đây Chúng tôi xin trích dẫn hai lý chứng chủ quyền của Trung quốc, nhưng họ đã sai lầm về thời điểm 1958: 
-      Giáo sư Vũ Cao Đàm dịch một Bài báo của Quân đội Trung quốc, trong đó Bài báo tuyên bố: “Trước đây, Việt Nam đã nhất nhất thừa nhận Tây Sa và Nam Sa thuộc chủ quyền của Trung Quốc.” Câu nói này muốn nói về Công Hàm Bán Nước ký bởi Phạm Văn Đồng, theo lệnh Hồ Chí Minh. Bài báo đã không phân biệt ở thời năm 1958, có hai nước Việt Nam, mà chỉ dùng “Việt Nam đã nhất nhất thừa nhận“, mà không dùng “Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã nhất nhất thừa nhận“. 
-      Tác giả Đinh Kim Phúc, trong bài viết mới đây nhất ngày 16.06.2011, đã trích dẫn ra một Bản Tin do chính Bộ Ngoại giao Trung quốc cố tình cắt nghĩa Công Hàm ký bởi Phạm Văn Đồng như một tài liệu Pháp lý của Việt Nam thừa nhận chủ quyền của Trung quốc trên Hoàng Sa, Trường Sa và Biển chung quanh: 
 “Ngày 17-11-2000, Bộ Ngoại giao Trung Quốc phát đi bản tin với cái gọi là “Sự thừa nhận của quốc tế về chủ quyền của Trung Quốc trên quần đảo Trường Sa”: 
a) Thứ trưởng ngoại giao Dung Văn Khiêm [Ung Văn Khiêm] của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa khi tiếp ông Li Zhimin, xử lý thường vụ Toà Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam đã nói rằng “theo những dữ kiện của Việt Nam, hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là môt bộ phận lịch sử của lãnh thổ Trung Quốc”. Ông Le Doc [Lê Lộc], quyền Vụ trưởng Á châu Sự vụ thuộc Bộ Ngoại giao Việt Nam, cũng có mặt lúc đó, đã nói thêm rằng “xét về mặt lịch sử thì các quần đảo này đã hoàn toàn thuộc về Trung Quốc từ thời nhà Đường”. 
b) Báo Nhân Dân của Việt Nam đã tường thuật rất chi tiết trong số xuất bản ngày 6/9/1958 về Bản Tuyên bố ngày 4/9/1958 của Nhà nước Trung Quốc, rằng kích thước lãnh hải của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là 12 hải lý và điều này được áp dụng cho tất cả các lãnh thổ của phía Trung Quốc, bao gồm tất cả các quần đảo trên biển Nam Trung Hoa. Ngày 14/9 cùng năm đó, Thủ tướng Phạm Văn Đồng của phía nhà nước Việt Nam, trong bản công hàm gởi cho Thủ tướng Chu Ân Lai, đã thành khẩn tuyên bố rằng Việt Nam “nhìn nhận và ủng hộ Bản Tuyên bố của Nhà nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa trong vấn đề lãnh hải”. 
Không hiểu chính Bộ Ngoại giao Trung quốc ngu xuẩn hay cố tình gọi “Nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa “, bắc Vĩ tuyến 17, là toàn thể nước Việt Nam bao gồm cả nước Việt Nam Cộng Hòa, nam Vĩ tuyến 17. Đây là sự sai lầm căn bản về Chủ quyền. 
  
Năm 1958: TQ tự tuyên bố  Chủ quyền và CSVN cấu kết  để bán Hoàng Sa, Trường Sa và Biển dưới Vĩ tuyến 17
 
Lãnh thổ Việt Nam bị chia là hai Nước (2 Etats) do Hiệp Định Geneve 1954, lấy Vĩ tuyến 17 làm ranh giới cả trên đất liền và Biển. Hiệp Định này được cả Thế giới công nhận.   
Hoàng Sa, Trường Sa và Biển vây quanh hoàn toàn thuộc CHỦ QUYỀN của VIỆT NAM CỘNG HÒA. Nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ở bắc Vĩ tuyến 17 không có một chút chủ quyền nào trên Hoàng Sa, Trường Sa và Biển vây quanh. Chính vì vậy, nếu căn cứ trên CÔNG HÀM BÁN NƯỚC ký bởi Phạm Văn Đồng/ Hồ Chí Minh năm 1958 để cắt nghĩa cho hành động xâm lăng của Trung quốc lúc này, thì đó là hoàn toàn sai lầm. Nếu những cuộc Đàm phán đa phương để giải quyết về Chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa và Biển vây quanh vẫn tiếp tục nại ra bản CÔNG HÀM 1958 làm tài liệu Pháp Lý, thì cuộc Đàm Phán vẫn tiếp tục sai lầm.   
Tôi xin lấy một tỉ dụ đơn giản để cho thấy sự sai lầm như thế nào. Có hai Oâng hàng xóm, Oâng A (Việt Nam Cộng Hòa chẳng hạn) và ông B (Việt Nam Dân Chủ Cộng hòa chẳng hạn). Mỗi Oâng có một cái vườn trong đó có ao nuôi cá. Tỉ dụ có một người láng giềng nữa là Oâng C (Trung quốc chẳng hạn). Vì muốn có được ân huệ của Ong C, nên Oâng B ký giấy tặng Oâng C cái ao cá, nhưng thay vì tặng ao cá thuộc về mình, Oâng B lại tặng ao cá thuộc về Oâng A hàng xóm. Khi nhận được Giấy tặng ao cá ký bởi Oâng B (Việt Nam Dân Chủ Cộng hòa), Oâng C (Trung quốc) hí hững sang ao cá thuộc CHỦ QUYỀN của Oâng A (Việt Nam Cộng Hòa) để bắt cá. Oâng A phản kháng, thì Oâng C nói rằng Oâng B đã ký Giấy tặng. Thật Oâng C không hiểu gì về Luật Pháp chủ quyền hoặc cố tình dùng bắp thịt của mình để trấn át Công lý!   
Tỉ dụ trên cho chúng ta thấy những điều sai lầm phi luật pháp của CÔNG HÀM BÁN NƯỚC ký bởi Phạm Văn Đồng/ Hồ Chí Minh như sau:   
-      Hoàng Sa, Trườnng Sa và Biển vây quanh, ở bên dưới Vĩ tuyến 17, thuộc Chủ quyền của Việt Nam Cộng Hòa theo Hiệp Định Geneve 1954.     
-      Phạm Văn Đồng/Hồ Chí Minh ký Công Hàm tặng Tầu năm 1958. Công Hàm ấy chỉ liên hệ đến Đảo và Biển ở miền Bắc Vĩ tuyến 17. Nếu Hồ Chí Minh/ Phạm Văn Đồng cố tình nói rằng đó là những quần đảo Hòang Sa, Trường Sa và Biển vây quanh dưới Vĩ tuyến 17, thì đó là việc vi phạn Hiệp định Geneve 1954. 
-      Còn Trung quốc, khi nhận được Giấy ký bởi Phạm Văn Đồng/ Hồ Chí Minh tặng Đảo và Biển gồm Hoàng Sa, Trường Sa và Biển vây quanh, rồi hí hửng cầm tờ Giấy ấy đi đòi chủ quyền, thì một là ngu xuẩn hai là ba đá dùng sức mạnh bắp thịt đi chiếm tài sản của người khác. Năm 1974, Trung quốc đã căn cứ trên Giấy của Đồng/Minh mà đem quân chiếm Hòang Sa. 
  
Sự hiện diện của VIỆTN
AM CỘNGHÒAđem lại cho Đàm phán sự đứng đắn Pháp lý về Chủ quyền 
Những người đã bảo vệ và phát triển VIỆT NAM CỘNG HÒA vẫn còn sống hoặc tại Miền Nam Việt Nam dưới Vĩ tuyến 17 hoặc đã di tản ra nước ngoài sống trên 70 Quốc trên Thế giới. Họ đã trung thành bảo vệ vẹn toàn Lãnh thổ và Lãnh hải của Tổ Tiên và đã từng đổ máu để bảo vệ những QUYỀN LỢI của Dân tộc Việt Nam, chứ không phải cho quyền lợi đảng phái riêng, tất nhiên không phải cho quyền lợi của bất cứ nước ngoài nào như Tầu, Anh, Pháp, Mỹ, vân vân… Trước những tráo trở bóp méo hay lạm dụng Lịch sử lúc này, những người thuộc VIỆT NAM CỘNG HOÀ, từ Quốc nội đến Hải ngoại, sẵn sàng thành lập một HỘI ĐỒNG QUÂN-DÂN-CHÍNH ĐẠI DIỆN VIỆT NAM CỘNG HÒA để: (i) Nói lên những sai trái bóp méo Lịch sử vào những năm 1958 về Chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa và những vùng Biển Đông vây quanh; (ii) Đòi sự hiện diện VIỆT NAM CỘNG HÒA trong các cuộc Dàm Phán đa phương về Hải đảo và Biển Đông trong mục đích làm cho Đàm phán có những quyết định mang tính cách Pháp lý đứng đắn; (iii) Nếu có những mưu toan và sức mạnh bắp thịt đưa đến những quyết định phi Pháp lý, Hội Đồng Đại diện VIỆT NAM CỘNG HÒA, theo truyền thống trung thành bảo vệ QUYỀN LỢI Dân Tộc, sẵn sàng tố cáo trước dư luận Quốc tế, thậm chí đi đến kiện những áp đặt bất công lên những Tòa án Quốc tế liên hệ.  
 (i)      Nói lên những sai trái bóp méo Lịch sử vào những năm 1958 về Chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa và những vùng Biển Đông vây quanh 
Phía VIỆT NAM CỘNG HÒA nam Vĩ tuyến 17 và Phía Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (CSVN) bắc Vĩ tuyến đều có những tài liệu Lịch sử chứng minh cụ thể Chủ quyền Việt Nam trên các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Hiệp Định Geneve 1954 cách đây đã 57 năm và Tài liệu tự công bố Chủ quyền của Trung quốc năm 1958 và Tài liệu Công Hàm Bán Nước của Phạm Văn Đồng/Hồ Chí Minh (tổ sư của đảng CSVN) chỉ 10 ngày sau, cách đây đã 53 năm. Vì vậy mà những kẻ muốn bóp méo Lịch sử đã có thể lừa đảo được dư luận về Chủ quyền. Hội Đồng Đại diện VIỆT NAM CỘNG HÒA nhằm làm sáng tỏ những mưu toan bóp méo ấy cho lớp Hậu duệ Việt Nam và cho dư luận Thế giới.  
(ii)     Đòi sự hiện diện VIỆT NAM CỘNG HÒA trong các cuộc Dàm Phán đa phương về Hải đảo và Biển Đông trong mục đích làm cho Đàm phán có những quyết định mang tính cách Pháp lý đứng đắn. 
Tất cả mọi đàm phán về CHỦ QUYỀN mà nại ra CÔNG HÀM ký bởi Phạm Văn Đồng/Hồ Chí Minh năm 1958, phải có tiếng nói củanước VIỆT NAM CỘNG HÒA theo Hiệp Định Geneve 1954. 
Tình hình hiện nay về Hoàng Sa, Trường Sa và những vùng Biển vây quanh mỗi ngày mỗi trở nên căng thẳng và có thể đi đến Chiến tranh đổ máu. Biển Đông không phải chỉ liên hệ đến Việt Nam, mà còn cả Phi Luật Tân, Nam Dương, Tân Gia Ba và Mã Lai. Biển Đông cũng là con đường Thương Mại nồng cốt của Vùng Kinh tế Thái Bình Dương trong đó có Hoa kỳ. Một cuộc Đàm phán đa phương liên hệ đế Chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa và những vùng Biển Đông vay quanh, nếu dựa trên những tài liệu độc đoán của Trung quốc và CSVN năm 1958 như chúng tôi đã trình bầy ở phần trên đây, sẽ đưa đến những giải quyếp không có giá trị Pháp lý đứng đắn. 
Năm 1974, chính Phái đoàn Việt Nam Cộng Hòa gồm Ngoại trưởng Vương Văn Bắc và Trung tá Hải quân Bùi Đức Trọng đi họp Hội Nghị về Luật Biển tại Caracas, chứ không phải là Phái đoàn Việt Nam Dân Chủ Cộng hòa CSVN. Cũng vậy, năm 1974, Trung Cộng xâm lăng Hoàng Sa, thì chính Hải quân Việt Nam Cộng Hòa chiến đấu bảo vệ Chủ quyền, chứ không phải Hải quân CS Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. 
Sự hiện diện của VIỆT NAM CỘNG HÒA trong những cuộc Đàm phán về Chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa và những vùng Biển vây quanh là cần thiết bởi vì chính VIỆT NAM CỘNG HÒA duy nhất nắm CHỦ QUYỀN Hoàng Sa, Trường Sa và Biển vây quanh từ năm 1954 do Hiệp Định Geneve 1954 công nhận. 
 (iii)    Nếu có những mưu toan và sức mạnh bắp thịt đưa đến những quất định phi Pháp lý, Hội Đồng Đại diện VIỆT NAM CỘNG HÒA, theo truyền thống trung thành bảo vệ QUYỀN LỢI Dân Tộc, sẵn sàng tố cáo trước dư luận Quốc tế, thậm chí đi đến kiện những áp đặt bất công lên những Tòa án Quốc tế liên hệ.  
Trung quốc không muốn những Đàm phán đa phương, mà chỉ muốn đàm phán song phương. Tại sao vậy ? Lý do tại vì  (i) Trung quốc không muốn những Quốc gia bị mất Quyền Lợi họp chung lại thành một Lực Lượng án ngữ Quyền Lợi của Trung quốc; (ii) Trung quốc không thể dùng Tiền bạc hối lộ cho những quốc gia nếu là đàm phán đa phương; (iii) Đàm phán đa phương tất nhiên có sự hiện diên của Hoa kỳ và Hoa kỳ sẽ yểm trợ quân sự những nước liên hệ trong vùng để án ngữ lực lượng quân quân sự Trung quốc muốn cả vú lấp miệng em. 
Tất nhiên, nếu vì quyền lợi Chính trị riêng của đảng CSVN mà phíaCSVN muốn có đàm phán song phương với Trung quốc để (i) Được che chở Chính trị mà bán nước như Hồ Chí Minh/ Phạm Văn Đồng; (ii) Nhận được những món tiền hối lộ của Trung quốc, vân vân…, thì Hội Đồng Đại diện VIỆT NAM CỘNG HOÀ sẵn sàng phủ nhận những quyết định và tố cáo trước dân chúng Việt Nam và Thế giới. Tất nhiên Hội Đồng sẵn sàng đứng đơn kiện những quyết định song phương sai trái này ra trước những Tòa án Quốc tế liên hệ. 
Hiệp Định Geneve đã giao CHỦ QUYỀN cho Việt Nam Cộng Hòa từ năm 1954 và VIỆT NAM CỘNG HÒA hãnh diện trung thành với quyền lợi Dân tộc mà bảo vệ toàn vẹn Lãnh thổ, Lãnh hải của Tổ Tiên. Những chiến sĩ Hải quân VNCH  đã hy sinh đổ máu để bảo vệ Chủ quyền VN cho Hoàng Sa năm 1974. Đáng ca ngợi và ghi ơn thay ! 
Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế
Geneva 20.06.2011

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét